Vay theo hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp được tối đa bao nhiêu?

Hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp là gì, và đây có phải là một giải pháp tối ưu để tăng vốn cho doanh nghiệp hay không? Cùng tìm hiểu về hạn mức tín dụng và mức tối đa mà một doanh nghiệp có thể vay theo hạn mức này. Ngoài ra, bạn cũng sẽ biết thêm về các trường hợp áp dụng hạn mức tín dụng, cách xác định, tính toán hạn mức, cũng như điều kiện và hồ sơ cần thiết để được cấp hạn mức tín dụng.

1. Hạn mức tín dụng là gì? – Những điều doanh nghiệp cần phải biết

Cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp là việc ngân hàng cung cấp một số tiền cho doanh nghiệp dựa trên một hạn mức trong 1 khoảng thời gian nhất định (không quá 12 tháng).

Với hình thức vay này, doanh nghiệp có thể linh hoạt quản lý nguồn vốn và đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu kinh doanh, miễn sao không sử dụng vượt quá hạn mức là được. Và nếu bạn thường xuyên trả nợ thì bạn sẽ được ngân hàng xem xét cho vay thêm.

Vay theo hạn mức tín dụng cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn một cách linh hoạt và hiệu quả

1.1 Các trường hợp áp dụng hạn mức tín dụng là gì?

Hạn mức tín dụng dành cho doanh nghiệp được áp dụng trong nhiều trường hợp, bao gồm:

  • Đầu tư mở rộng, mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu, hoặc tài trợ cho các dự án mới.
  • Mua nhà, ô tô, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoặc tiêu dùng cho hoạt động kinh doanh.
  • Tăng vốn lưu động để đảm bảo hoạt động kinh doanh hàng ngày, chi trả nhà cung cấp, tiền lương, và chi phí khác.

1.2 Phân loại hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng doanh nghiệp có thể được phân loại thành hai loại chính:

  • Hạn mức tín dụng cuối kỳ: Đây là số tiền tối đa mà bạn được phép vay trong ngày cuối cùng của kỳ hạn vay. Dư nợ thực tế không được vượt quá số tiền này
  • Hạn mức tín dụng trung kỳ: Đây là số tiền bổ sung cho hạn mức cuối kỳ và được áp dụng khi hoạt động kinh doanh của bạn không đều đặn hoặc khi bạn có nhu cầu vay vốn cao hơn hạn mức tín dụng cuối kỳ. Số tiền này phải được thanh toán trong kỳ vay, để đảm bảo dư nợ thực tế không vượt quá hạn mức cuối kỳ.

1.3 Xác định hạn mức tín dụng

Để xác định hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp, ngân hàng thường xem xét các yếu tố sau:

– Kết quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.

– Các tài sản và nguồn tài chính đảm bảo.

– Lịch sử tín dụng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

– Ngành nghề kinh doanh và khả năng phát triển trong tương lai.

1.4 Điều kiện để được cấp hạn mức tín dụng

Để được cấp hạn mức tín dụng, doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện như sau:

– Là doanh nghiệp trong nước hoạt động ít nhất từ 12 tháng trở lên.

– Có lịch sử tín dụng tốt và không có các khoản nợ quá hạn.

– Cung cấp thông tin tài chính và báo cáo tài chính đáng tin cậy.

– Kinh doanh trong ngành nghề hợp pháp và mục đích vay vốn phù hợp.

– Có tài sản đảm bảo phù hợp với khoản vay.

Có tài sản đảm bảo là một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp hạn mức vay tín dụng

1.5 Cách tính hạn mức tín dụng

Cách tính hạn mức tín dụng có thể khác nhau tùy theo ngân hàng nhưng thông thường sẽ dựa vào các yếu tố sau đây:

– Giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay.

– Lợi nhuận và doanh thu hàng năm.

– Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

– Các chỉ số tài chính như vòng quay tài sản, tỷ suất sinh lời và chỉ số thanh toán.

Như vậy, nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu vay vốn để phục vụ cho mục đích kinh doanh trong ngắn hạn, thì vay theo hạn mức tín dụng chính là sự lựa chọn tuyệt vời.

2. Doanh nghiệp được phép vay theo hạn mức tín dụng tối đa bao nhiêu và thời gian ra sao?

Hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp tối đa có thể dao động từ vài triệu đến hàng tỷ đồng, tùy thuộc vào các yếu tố như quy định của ngân hàng, nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Thời gian sử dụng hạn mức tín dụng cũng được thỏa thuận giữa ngân hàng và doanh nghiệp, thông thường là tối đa không quá 12 tháng.

Đọc thêm: Hạn mức thẻ tín dụng là gì? Cách tăng hạn mức tín dụng

3. Vay tiền theo hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp – Giải pháp tối ưu để tăng nguồn vốn

Vay theo hạn mức tín dụng có phải là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp khi cần bổ sung nguồn vốn hay không? Cùng xem ngay trong nội dung tiếp theo nhé.

3.1. Làm thế nào để được vay theo hạn mức tín dụng?

Để được vay theo hạn mức tín dụng, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

– Xác định nhu cầu vay vốn

– Chuẩn bị hồ sơ vay vốn theo yêu cầu của ngân hàng

– Đáp ứng các điều kiện và yêu cầu của ngân hàng, bao gồm lịch sử tín dụng tốt, khả năng trả nợ và các yếu tố tài chính khác.

3.2. Hồ sơ cho vay theo hạn mức tín dụng gồm những gì?

Bộ hồ sơ vay theo hạn mức thông thường sẽ gồm các loại giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng)

– Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

– Báo cáo tài chính doanh nghiệp 2 năm gần nhất

– Giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo

– Giấy tờ chứng minh cho mục đích vay vốn

– Hóa đơn và sổ sách bán hàng

– Giấy phép đăng ký kinh doanh

Bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ để làm hồ sơ cho vay hạn mức tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng

3.3. Lợi ích khi vay theo hạn mức tín dụng

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức vay này bởi nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hoạt động kinh doanh:

– Linh hoạt: Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn ngay khi cần thiết mà không cần phải xin vay lại từ đầu.

– Tiết kiệm thời gian: Bạn không cần phải làm thủ tục vay mới mỗi lần cần vốn nên sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

– Tiết kiệm chi phí: Lãi suất thường được tính trên số tiền đã sử dụng, không tính trên toàn bộ hạn mức tín dụng.

Doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các điều khoản vay và trả nợ thường xuyên để được ngân hàng cho vay thêm và tạo một lịch sử tín dụng tốt.

Đọc thêm: Quy trình tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại TPBank ra sao?

Nếu bạn chưa sử dụng qua hình thức vay theo hạn mức tín dụng này thì có thể cân nhấc vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho việc kinh doanh của bạn. TPBank có rất nhiều gói cho vay và tài trợ vốn cho doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, với lãi suất cho vay vô cùng ưu đãi và giải ngân vốn vay nhanh gọn. Bạn có thể liên hệ số Hotline 1900 5858 85/ 1900 6036 để được tư vấn gói vay phù hợp nhất.