1. Vi phạm pháp luật hình sự
1.1. Tình huống
– Chị Thanh (40 tuổi, không chồng), có quan hệ với anh Lê Mạnh H (đã có vợ), và sinh được một đứa con (cháu Minh). Sau khi chấm dứt quan hệ với anh H, chị luôn bị một người tên Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) – vợ của H, gọi điện thoại chửi mắng.
– Ngày 06/11/2009, Duân đến nhà chị Thanh (Đông Anh, Hà Nội). Tại đây, Duân xin được bế đứa trẻ, chị Thanh đồng ý. Lấy cớ nghe điện thoại, Duân bế cháu xuống bếp và dùng chiếc kim khâu lốp dài 7cm mang theo đâm vào đỉnh thóp đầu cháu. Sợ bị phát hiện, Duân lấy mũ đậy vết đâm lại, nhưng máu chảy quá nhiều, cháu khóc thét lên nên bị mọi người phát hiện. Sau khi đưa đi cấp cứu, cháu Minh (40 ngày tuổi) qua đời.
Bạn đang xem: Ví dụ về cấu thành vi phạm pháp luật
– Duân (sinh năm 1974, Đông Anh, Hà Nội) không có bệnh về thần kinh, chưa có tiền án, là một người làm ruộng.
1.2. Cấu thành vi phạm pháp luật
1.2.1. Về mặt khách quan
– Hành vi: việc làm của Duân (dùng kim khâu lốp đâm xuyên đầu đứa trẻ sơ sinh 40 ngày tuổi) là hành vi dã man, lấy đi tính mạng đứa trẻ, gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật hình sự.
– Hậu quả: gây nên cái chết của cháu Minh, gây tổn thương tinh thần gia đình đứa trẻ và bất bình trong xã hội. Thiệt hại được gây ra trực tiếp bởi hành vi trái pháp luật.
– Thời gian: diễn ra vào sáng ngày 06/11/2009
– Địa điểm: tại nhà bếp của chị Thanh.
– Hung khí: là một chiếc kim khâu lốp dài 7cm đã được chuẩn bị từ trước.
1.2.2. Mặt khách thể
Hành vi của Duân đã xâm phạm tới quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
1.2.3. Mặt chủ quan
– Lỗi: hành vi của Duân là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi Duân là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý, biết rõ việc mình làm là trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra. Duân có mang theo hung khí và có thủ đoạn tinh vi (lấy cớ nghe điện thoại, che đậy vết thương của bé Minh).
– Động cơ: Duân thực hiện hành vi này là do ghen tuông với mẹ đứa trẻ.
– Mục đích: Duân muốn giết chết đứa trẻ để trả thù mẹ đứa trẻ.
1.2.4. Chủ thể vi phạm
– Chủ thể của vi phạm pháp luật là Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) là một công dân có đủ khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi của mình.
– Như vậy, xét về các mặt cấu thành nên vi phạm pháp luật có thể kết luận đây là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng. Cần được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành tội phạm
2. Vi phạm pháp luật hành chính
2.1. Tình huống
– Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).
– Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994): khoảng 45000m3/1tháng. – Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông…
2.2. Cấu thành vi phạm pháp luật
2.2.1. Mặt khách quan
– Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải: 45000m3/1tháng. Đây là hành vi trái pháp luật hành chính.
Xem thêm : Tính từ là gì? Cách dùng và vị trí của các tính từ trong câu cũng như trong ngữ pháp tiếng Việt
– Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm thủy sản chết hàng loạt, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân sống ven sông. Những thiệt hại đó do hành vi trái pháp luật của công ty Vedan gây ra trực tiếp và gián tiếp
– Thời gian: 14 năm (từ năm 1994-2008).
– Địa điểm: sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp.Hồ Chí Minh).
– Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm.
2.2.2. Mặt khách thể
Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2.2.3. Mặt chủ quan
– Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.
– Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải. Theo quy định thì công ty Vedan phải đầu tư
khoảng 1 chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc. Đáng ra phải chi từ 15%-20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì Công ty Vedan chỉ dành 1,5% vốn cho việc đó.
2.2.4. Mặt chủ thể vi phạm
– Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) là một công ty thực phẩm với 100% vốn đầu tư Đài Loan.
– Được xây dựng từ năm 1991.
– Có giấy phép hoạt động từ năm 1994.
Dẫn đến, là một tổ chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này.
Xem thêm: Vi phạm hành chính là gì? Các yếu tố cấu thành VPHC
3. Vi phạm pháp luật dân sự
3.1. Tình huống
– Nguyễn T Cường (25 tuổi, Bến Tre), là sinh viên năm 2 trường ĐH Tây Đô. – Năm 2006, quan Internet, Cường quen với anh Huy (Việt Kiều Úc)
– Năm 2009, anh Huy về thăm quê và trú tại huyện Chợ Lách, Bến Tre. Đúng lúc này, Cường không có tiền đóng học phí, nhiều lần nhà trường nhắc nhở.
-1/2/2009, Cường đến nhà anh Huy chơi và ở lại đêm. 2/2/2009, lợi dụng lúc anh Huy đi vắng, tủ không khóa, Cường đã lấy đi 1 chiếc lắc 2 lượng vàng 18K.
– Sau khi bán được hơn 22 triệu đồng, Cường mua một chiếc xe máy và gởi tiền cho mẹ trả nợ, cho bà nội.
3.2. Cấu thành vi phạm pháp luật
3.2.1. Mặt khách quan
– Hành vi: việc làm của anh Cường (lấy cắp 2 lượng vàng 18K, bán lấy tiền để sử dụng theo mục đích riêng) là hành vi vi phạm pháp luật dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự. – Hậu quả: gây thiệt hại về mặt vật chất đối với anh Huy
Xem thêm : Tái chế giấy là gì? Quy trình tái chế giấy hiện nay ra sao?
– Thời gian: nhà anh Huy (huyện Chợ Lách, Bến Tre)
– Thủ đoạn: lợi dụng lúc anh Huy vắng nhà và tủ không khóa.
3.2.2. Mặt khách thể
Anh Cường đã xâm phạm đến quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
3.2.3. Mặt chủ quan
– Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì Cường nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại do mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
– Động cơ: không có tiền nộp học phí, nhận thấy anh Huy là người giàu có nên Cường đã nổi lòng tham.
– Mục đích:trả tiền học phí, giúp mẹ trả nợ và sử dụng vào mục đích cá nhân (mua xe máy) ¤ Mặt chủ thể:
Anh Cường (25 tuổi, sinh viên, không mắc phải bệnh về thần kinh) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi phạm pháp.
4. Vi phạm kỷ luật nhà nước
4.1. Tình huống
– Lê Văn An (sinh viên năm 2, trường Đại học X, Cần Thơ) nhiều lần bỏ học, quay cóp trong giờ kiểm tra nên bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần. An hiện trú ở ký túc xá trường, lại còn thường xuyên uống rượu bia.
– Anh đã liên tục vi phạm từ cuối năm 2006 đến tháng 6/2007 và vượt quá giới hạn chấp nhận của nhà trường.
4.2. Cấu thành vi phạm pháp luật
4.2.1. Mặt khách quan
– Hành vi: việc làm của An (nhiều lần bỏ học, quay cóp, uống rượu bia) là hành vi vi phạm kỷ luật nhà trường, ký túc xá.
– Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến các sinh viên khác, cũng như tương lại của An và xâm phạm đến quy tắc quản lý của nhà trường.
– Thời gian: từ cuối năm 2006 đến tháng 6/2007.
– Địa điểm: trường ĐH X, Cần Thơ, khu ký túc xá nhà trường.
4.2.2. Mặt khách thể
Lê Văn An đã vi phạm, và xem thường quy tắc quản lý của nhà trường, ký túc xá. Đó là các quy tắc mà An buộc phải thực hiện khi theo học tại trường và lưu trú tại ký túc xá. ¤ Mặt chủ quan:
– Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì, An đã nhìn thấy trước hậu quả xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn hành vi ấy xảy ra.
– Nguyên nhân: tính vô kỷ luật và sự xem thường kỷ luật nhà trường của An, thiếu tinh thần học tập và sự cầu tiến đáng có của một sinh viên.
4.2.3. Mặt chủ thể
Lê Văn An (sinh viên năm 2 trường ĐH X, Cần Thơ) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi vi phạm này.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp