Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu ý kiến này.
“Sách giáo khoa dùng trong nhà trường hiện tại bây giờ không còn xem là pháp lệnh, mà nó chỉ là phương tiện để giáo viên tham khảo để soạn giáo án riêng cho mình trước khi lên lớp.
Bạn đang xem: ‘Chôn rau cắt rốn’ là gì? Ai soạn sách trả lời giúp!
Dĩ nhiên, các nội dung điều chỉnh của từng giáo viên phải được thông qua ban giám hiệu và được sự đồng ý của hiệu trưởng.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy khi gặp từ sai về ngữ, nghĩa giáo viên trực tiếp dạy không dám mạnh dạn sửa cho học sinh mà rập khuôn, máy móc bám vào sách, dạy y chang trong sách giáo khoa.
Tôi lấy thí dụ: môn Luyện từ và câu bài: Mở rộng vốn từ Tổ quốc (ở trang 18 Sách Tiếng Việt 5/ tập 1, NXB Giáo dục, in tại Công ty Trần Phú, 71-75 Hai Bà Trưng, Q1. TP.HCM, Số xuất bản 1517/105-05) bài tập câu 4. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây:
a/ Quê hương
b/ Quê mẹ
Xem thêm : Dừng chân tại Công viên nước Thanh Lễ độc đáo ở Bình Dương
c/ Quê cha đất tổ
d/ Nơi chôn rau cắt rốn.
Đúng ra câu d phải là: Nơi chôn nhau cắt rốn.
Ai cũng biết, nghĩa đen của từ “nhau” là phần nuôi dưỡng thai nhi sau khi sinh bị bỏ đi, ngày xưa nhân dân ta thường đem chôn xung quanh nhà. Còn nghĩa bóng là quê hương của một người!
Vậy mà, trong sách giáo khoa học lại đưa từ ‘rau’ vào!
Theo tôi, việc đem áp đặt từ “rau” trong trường hợp này hoàn toàn sai. Sai từ người biên tập, chủ biên, nhà xuất bản…
Một ví dụ khác, trong sách Tiếng Việt lớp 3 (tập 2) trang 60 viết về Hội đua voi ở Tây Nguyên (Theo Lê Tấn) có đoạn: “Trường đua là một đoạn rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số”.
Xem thêm : 9 cách lấy mã khách hàng đóng tiền điện tiện lợi – chính xác
Mới đọc qua đoạn này, thú thật tôi không tin ở đó có “trường đua voi”. Và, càng không tin ở đó có đường đua rộng phẳng lì dài năm cây số.
Ai cũng biết vị trí địa lý ở Tây Nguyên đồi núi trập trùng, đường sá quanh co, khúc khuỷu làm gì thiết kế được “trường đua voi” hết sức rộng và dài như trong sách viết.
Cách miêu tả của tác giả trong bài hết như vậy sức cụ thể như đang chứng kiến trận đua voi đọc đến đây trẻ hết sức ấn tượng và nhớ lâu, mà thực tế thì không đúng như vậy.
Như vậy, miêu tả đoạn này, chẳng khác nào người lớn “nói dóc” là “xí gạt” trẻ. Càng tệ hại hơn, từ chuyện nói dóc đó, đã vô tình cung cấp kiến thức sai không đúng với thực tế cho học sinh mới lên 8 tuổi và mới chỉ học lớp 3.
Nêu lên 2 ý này tôi khẳng định sách giáo khoa không chỉ sai về chính tả mà còn sai luôn về mặt kiến thức.
Và, cái sai này sẽ dẫn đến hậu quả tai hại ra sao?
Xin nhường lời lại câu trả lời cho các nhà cải cách giáo dục!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp