Công cụ quản lí nhà nước về kinh tế
1. Pháp luật
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn
quốc gia về du lịch.
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ
trung ương đến địa phương, bảo đảm đồng bộ, hiệu lực, hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn.
- Đổi mới hoạt động phối hợp liên ngành, liên vùng về du
lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước
về Du lịch và Ban Chỉ đạo phát triển du lịch cấp tỉnh; từng bước
hình thành cơ chế điều phối phát triển du lịch theo vùng đáp
ứng yêu cầu liên kết phát triển du lịch.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa
phương các cấp trong việc xây dựng nếp sống văn minh, bảo
đảm vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh,
an toàn cho khách du lịch; tạo dựng môi trường du lịch văn
minh, thân thiện.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ và
quản lý điểm đến; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch.
2. tài sản quốc gia
– Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch
a) Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch; nâng cao khả năng kết nối giao thông tới khu du lịch, điểm du lịch; đầu tư điểm dừng, nghỉ trên các tuyến đường bộ.
b) Nâng cấp, mở rộng, đẩy nhanh xây dựng mới các cảng hàng không; xây dựng cảng biển, cảng thủy nội địa chuyên dụng cho khách du lịch; cải thiện nhanh hạ tầng, chất lượng dịch vụ đường sắt để phát triển du lịch.
Bạn đang xem: Công cụ quản lí nhà nước về kinh tế 2021
c) Đổi mới, hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy nhanh thực hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch; số hóa các thông tin, tài liệu về điểm đến, xây dựng các kho nội dung số, hướng tới hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
Xem thêm : Lương của nhân viên bưu điện cao hay thấp? bao nhiêu mỗi tháng?
d) Thu hút nguồn lực xã hội, nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp, phù hợp với nhu cầu và xu hướng du lịch mới.
đ) Tập trung đầu tư, hình thành trung tâm tổ chức hội nghị, triển lãm, mua sắm, thể thao, giải trí quy mô lớn, hiện đại tại khu vực động lực phát triển du lịch
- Bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí
hậu và phòng chống thiên tai
a,Tuyên truyền nâng cao nhận thức và thực thi mạnh mẽ các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
Xem thêm : Công thức tính tổng cấp số nhân
b, Nâng cao năng lực kiểm soát ô nhiễm, bảo đảm ngăn chặn, giảm thiểu và xử lý hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động du lịch.
c, Chú trọng công tác dự báo, cảnh báo, chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trong xây dựng, vận hành cơ sở dịch vụ du lịch.
d,Khuyến khích các cơ sở dịch vụ du lịch sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản phẩm tái chế, tái sử dụng, ứng dụng công nghệ sạch để hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
-Ngân sách nhà nước
Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục có
chính sách, cơ chế thích hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch,
như hỗ trợ thuế, giá; hỗ trợ vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu
đãi; hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá, tiếp cận thị trường; thực
thi các chính sách kích cầu du lịch.
3ế hoạch
- Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.
- Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp