1. Chủ thể pháp luật:
1.1. Khái niệm chủ thể pháp luật:
– Chủ thể pháp luật là cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật. Hay nói cách khác, năng lực pháp luật là điều kiện quan trọng của chủ thể pháp luật.
- Cắt amidan sau bao lâu thì ăn uống bình thường được trở lại
- Bầu ăn ô mai được không? Ô mai loại nào tốt cho bà bầu
- Lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính và ý nghĩa
- Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
- Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì? Công thức, ví dụ bài tập
1.2. Quy định về chủ thể pháp luật:
– Theo quy định tại điều 16 Bộ luật dân sự 2015 năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy định cụ thể như sau:
Bạn đang xem: Chủ thể pháp luật là gì? Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?
+ Thứ nhất, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
+ Thứ hai, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
+ Thứ ba, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Như vậy, có thể khẳng định, chủ thể pháp luật là mọi cá nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của điều luật trên.
– Tổ chức cũng được xem là chủ thể pháp luật dân sự. Cũng như cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân cũng được pháp luật quy định khá rõ ràng. Theo đó, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
Xem thêm : Những ai không nên ăn gạo lứt?
+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
+ Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
– Về nguyên tắc, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
2. Chủ thể của quan hệ pháp luật:
2.1. Khái niệm chủ thể của quan hệ pháp luật:
Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể, theo những điều kiện do pháp luật quy định, tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định.
2.2. Quy định của pháp luật về chủ thể của quan hệ pháp luật:
– Chủ thể của quan hệ pháp luật cũng giống như chủ thể pháp luật, bao gồm cá nhân và tổ chức. Cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự bao gồm công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch, trong đó công dân là chủ thể phổ biến của hầu hết các quan hệ pháp luật. Về cơ bản, cá nhân khi muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
– Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật, các cá nhân, tổ chức phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Theo đó, năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể có các quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định. Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình theo quy định của pháp luật xác định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật qua vụ pháp lý do pháp luật quy định.
3. Điều kiện năng lực pháp luật trong chủ thể của quan hệ pháp luật:
Xem thêm : Hướng dẫn chi tiết cách xóa bộ nhớ đệm Facebook trên iPhone
+ Năng lực pháp luật của cá nhân gắn liền với mỗi cá nhân, có từ lúc cá nhân đó sinh ra và chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết hoặc bị coi như đã chết. Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật. Pháp luật không phải là thuộc tính tự nhiên của cá nhân mà là phạm trù xã hội, phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Năng lực pháp luật của cá nhân có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định do pháp luật quy định như hình phạt bổ sung là cấm cư trú trong luật hình sự.
+ Thông thường, thời điểm phát sinh và chấm dứt năng lực pháp luật của chủ thể được pháp luật quy định khác nhau giữa cá nhân và tổ chức cũng như giữa các quan hệ pháp luật khác nhau. Đối với chủ thể là cá nhân thì trong nhiều quan hệ pháp luật, năng lực pháp luật của họ phát sinh từ khi họ sinh ra và chấm dứt khi họ chết. Đối với chủ thể là tổ chức thì năng lực pháp luật của nó sẽ phát sinh khi nó được thành lập hoặc được công nhận và chấm dứt khi nó bị giải thể hoặc bị sáp nhập.
+ Một tổ chức hoặc cá nhân cụ thể chỉ cần có năng lực pháp luật trong quan hệ pháp luật nào đó là có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó. Ví dụ: Anh Nguyễn Văn K và chị Nguyễn Thị B yêu nhau từ năm 2018. Đầu năm 2022, hai người quyết định kết hôn với nhau. Anh K và chị B đăng ký kết hôn với nhau. Tại thời điểm hai người đăng ký kết hôn, anh K và chị B đã trở thành chủ thể trong quan hệ hôn nhân với nhau. Hay nói cách khác, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện đồng thời cùng một lúc khi tổ chức đó được thành lập hợp pháp và mất đi khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản. Do vậy, một tổ chức hoặc một cá nhân muốn trở thành chủ thể độc lập và chủ động trong một quan hệ pháp luật cụ thể, tức là có thể tự mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ đó thì ngoài năng lực pháp luật, các chủ thể này còn phải có năng lực hành
4. Điều kiện năng lực hành vi trong chủ thể của quan hệ pháp luật:
+ Năng lực hành vi pháp luật là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là bằng hành vi của chính mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Thời điểm phát sinh và chấm dứt năng lực hành vi pháp luật của chủ thể được pháp luật quy định khác nhau giữa cá nhân và Tổ chức cũng như giữa các quan hệ pháp luật khác nhau.
+ Đối với chủ thể là cá nhân thì năng lực hành vi pháp luật của họ không phát sinh từ khi họ sinh ra mà sẽ hình thành dần dần theo độ tuổi của họ và cá nhân sẽ được coi là có năng lực hành vi pháp luật đầy đủ khi họ đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển hình thường. Đó là độ tuổi mà sự phát triển về trí lực và thể lực đã cho phép chủ thể có thể tự mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Độ tuổi đó là khác nhau trong các quan hệ pháp luật khác nhau tuỳ theo quy định cụ thể của pháp luật. Năng lực hành vi pháp luật của cá nhân chấm dứt khi họ chết. Thời điểm có năng lực hành vi pháp luật và có năng lực hành vi pháp luật đầy đủ của chủ thể là cá nhân có thể giống nhau hoặc khác nhau tùy từng quan hệ pháp luật.
+ Đối với chủ thể là tổ chức thì nó sẽ có năng lực hành vi pháp luật đầy đủ khi nó được thành lập hoặc được công nhận, năng lực hành vi của tổ chức sẽ chấm dứt khi nó bị giải thể hoặc sáp nhập. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật của chủ thể có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó năng lực pháp luật giữ vai trò quyết định, nó là tiền đề, là cơ sở để tạo ra năng lực hành vi pháp luật. Chủ thể không có năng lực pháp luật trong quan hệ pháp luật nào thì đương nhiên sẽ không có năng lực hành vi pháp luật trong quan hệ pháp luật đó.
Như vậy, pháp luật đã quy định hết sức rõ ràng và cụ thể về chủ thể pháp luật và chủ thể của các quan hệ pháp luật. Những quy định này giúp các cá nhân, tổ chức xác định rõ với những đối tượng nào sẽ trở thành chủ thể của các quan hệ phạm trù trên. Từ đó, điều chỉnh hoạt động, hành vi sao cho phù hợp với các quy định, khuôn mẫu chung của pháp luật. Bởi suy cho cùng, những quy định về chủ thể pháp luật (hoặc quan hệ pháp luật) mà Nhà nước đưa ra đều nhằm mục đích định hướng trách nhiệm, nhiệm vụ của các cá nhân, tổ chức, hướng họ hoạt động theo đường lối của Nhà nước về pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp