1. Tư vấn về chốt sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc
Việc không chốt được sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc tại các công ty, doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến việc hưởng các quyền lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà còn có nhiều hệ lụy liên quan trong quá trình đóng bảo hiểm. Trên thực tế, hiện tượng này không phải là hiếm xảy ra.
- Công thức tính chu vi của hình chữ nhật
- Phản ứng của mèo sau khi triệt sản mà Sen cần biết
- Cúng thôi nôi ngày âm hay dương? Nghi thức và mâm cúng thôi nôi cho bé chuẩn theo 3 miền
- Review Bột Lysine Úc Có Tốt Không? Nên Uống Vào Lúc Nào Trong Ngày?
- 9 cách làm tan vết bầm tím nhanh giảm sưng hiệu quả tại nhà
Nếu bạn đang làm việc tại công ty mới nhưng vẫn chưa được chốt sổ bảo hiểm xã hội tại công ty cũ và chưa hiểu hết các quy định của pháp luật về vấn đề trên, hãy liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn tư vấn.
Bạn đang xem: Chưa chốt sổ BHXH có đóng tiếp tại công ty mới được không?
Nếu liên hệ qua điện thoại chưa làm bạn thỏa mãn, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây để có thểm thông tin và đối chiếu với trường hợp của mình.
2. Đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới khi chưa chốt sổ BHXH được không?
Câu hỏi:
Chào văn phòng luật Minh Gia, cho tôi hỏi về tham gia đóng BHXH ở công ty mới khi chưa làm thủ tục chốt ở cty cũ như sau: Tôi là một Kỹ sư, đã công tác 11 năm cho 1 Cty (Nộp bảo hiểm đầy đủ từ tháng 01/2001 đến tháng 09/2011 và ). Do hoàn cảnh gia đình tôi làm đơn xin nghỉ việc, để chuyển về gần nhà và được Công ty đồng ý cho nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng từ ngày 30/09/2011. Sau khi nghỉ việc tôi đề nghị Công ty cắt và chuyển sổ Bảo hiểm xã hội cho cá nhân.
Sau khoảng thời gian 6 tháng, Công ty mới trả sổ BHXH cho tôi nhưng không chốt sổ. Nên khi nộp về cho cơ quan mới thì không hợp lệ. Và tôi đã chuyển trả sổ lại yêu cầu chốt sổ nhưng từ khi nghỉ đến nay đã hơn 4 năm vẫn chưa chốt và trả sổ BHXH cho tôi.
Nếu công ty cũ mà không chốt đúng thời gian tôi nghỉ thì có ảnh hưởng đến nơi đóng BHXH công ty mới không.
Nên làm gì khi DN trả sổ BHXH chậm như vây? (do ở công ty cũ thì không có chức vụ, chỉ đóng lương CV chính của Công ty – Ở cơ quan mới thì đóng BH theo chức vụ là Trưởng phòng. Xin tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
– Về trách nhiệm chốt sổ BHXH của người sử dụng lao động
Xem thêm : 3 Bước thông bồn cầu bằng nước rửa chén nhanh, đơn giản
Theo quy định tại Bộ luật lao động năm thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ hiểm xã hội cho người lao động.
Nếu công ty không hoàn trả và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn, bạn có thể gửi đơn đề nghị giải quyết tới Phòng lao động thương binh và xã hội hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Về việc tham gia BHXH tại đơn vị mới
Khi thực hiện được việc chốt sổ BHXH tại công ty cũ, bạn có thể nộp sổ BHXH tại công ty mới để tiếp tục tham gia đóng BHXH theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bạn có ký kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại công ty mới, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì đây là trường hợp phải tham gia BHXH bắt buộc, do vậy công ty mà bạn đang làm vẫn phải thực hiện thủ tục báo tăng lao động để đóng BHXH cho bạn. Khi bạn làm việc tại công ty mới nhưng chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội ở công ty trước đây thì quá trình đóng BHXH ở công ty mới của bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đóng tiếp BHXH trên số BHXH đã được cấp.
Bởi vì theo quy định tại Công văn số 3663/BHXH-THU năm 2014 thì khi cơ quan BHXH nhận hồ sơ tăng mới của đơn vị, sẽ chỉ cấp số sổ mới cho bạn nếu không phát hiện được bạn có bất kỳ số sổ nào.
Trong trường hợp phát hiện bạn đã có 1 số sổ hợp lệ (không tính các số sổ tạm, số sổ không đủ 10 ký tự theo quy định …) thì ghi nhận tăng mới BHXH theo số sổ đó. Nếu phát hiện NLĐ có nhiều số sổ, thì tạm thời lấy số sổ do BHXH Thành phố cấp sau cùng và kèm theo phiếu yêu cầu gộp sổ P01-ĐV chuyển đơn vị.
– Về thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội
Đối với thủ tục này chúng tôi đã tư vấn tại một bài viết khác, bạn có thể tham khảo tại:
>> Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội bao gồm những giấy tờ gì?
–
3. Thời hạn trả sổ BHXH sau khi nghỉ việc là bao lâu?
Câu hỏi:
Xem thêm : Một cốc bằng bao nhiêu aoxơ (Ounce)? Cách đổi đúng nhất
Kính gửi: Quý Luật sư Tôi tên A, sinh năm 1989. Kính nhờ Luật sư tư vấn trường hợp của tôi như sau: Tôi bắt đầu nghỉ việc từ ngày 31/05/20xx, nhưng đến nay vẫn chưa được công ty trả sổ BHXH, theo tôi biết thì theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 47, Bộ luật lao động 2012 là chậm nhất là 30 ngày là phải hoàn trả sổ cho người lao động.
Hôm nay ngày 19/07/20xx, tôi liên hệ thì người phụ trách phòng nhân sự công ty nói rằng, Bảo hiểm đang kiểm kê đối chiếu số liệu, phải đến cuối tháng 8 mới trả sồ lại được. Như vậy là có đúng với thực tế và luật lao động hay không, việc chậm trễ ảnh hưởng đến quyên lợi của tôi (nếu có ) thì tôi nên giải quyết như thế nào? Cám ơn quý Luật sư dành thời gian và tư vấn cho trường hợp của tôi. Chân thành cám ơn.
Trả lời:
– Về trách nhiệm trả sổ BHXH khi người lao động nghỉ việc
Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Thời hạn trả sổ bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng lao động.
>> Sau khi nghỉ việc bao lâu thì được trả sổ bảo hiểm xã hội?
Khoản 3 và 4 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:
“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Như vậy, trong thời hạn 7 ngày làm việc hoặc tối đa 30 ngày, công ty sẽ phải hoàn trả sổ BHXH cho bạn. Trường hợp công ty không trả đúng thời hạn, bạn có thể khởi kiện công ty ra tòa án huyện/quận nơi công ty có trụ sở làm việc yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp