2. Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam
Theo quy định tại Điều 25 của Luật quốc phòng thì Quân đội nhân dân có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Cách check in online Vietnam Airlines MỚI NHẤT 2024
- Đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật dân sự
- Rửa Nabifar có cần rửa lại nước sạch không? Hướng dẫn sử dụng Nabifar đúng cách
- Ý nghĩa hoa sen trắng là gì? Tổng hợp ảnh hoa sen trắng đẹp và ấn tượng nhất
- 8 bài văn nghị luận xã hội về vấn đề 'Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất'.
– Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Bạn đang xem: Chức năng nhiệm vụ của quân đội nhân dân Việt Nam
Lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
– Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thực hiện chức năng cơ bản là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại cần thiết, thực hiện huấn luyện thường xuyên, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Thực hiện chức năng là một đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Là một trong các lực lượng nòng cốt tham gia công tác vận động quần chúng, các đơn vị quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân vận.
2.1. Chức năng cơ bản của Quân đội nhân dân:
Trong thời bình, Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện 3 chức năng cơ bản, đó là: đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất. Trong đó:
Đội quân chiến đấu là nhiệm vụ then chốt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Quân đội được tổ chức thành hai thành phần: Quân đội thường trực làm nòng cốt cùng lực lượng rộng rãi quần chúng vũ trang. Ba thứ quân: Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Dân quân tự vệ.
Quân đội nhân dân tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp, thường xuyên thực hành huấn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, vững vàng bản chất chính trị, nắm chắc tình hình đất nước, khu vực và quốc tế để có các biện pháp tác chiến phù hợp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế; phân tích, dự báo đúng các tình huống, các nguy cơ có thể dẫn đến biến động chính trị; tham mưu với Đảng và Nhà nước có chủ trương và đối sách kịp thời, không để xảy ra bất ngờ về chiến lược.
Đội quân công tác (Công tác phục vụ nhân dân): Quân đội nhân dân luôn gắn bó mật thiết, đồng cam cộng khổ với nhân dân, có quan hệ máu thịt với nhân dân, là cầu nối vững chắc và tin cậy của chính quyền với nhân dân.
Là một trong các lực lượng nòng cốt trong công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, giảm nhẹ thiên tai, xả thân trong hiểm nguy để cứu tính mạng và tài sản của nhân dân.
Xem thêm : Top 17 thương hiệu giày độc lạ dành cho nữ (P.1)
Quân đội còn có nhiệm vụ vận động quần chúng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của chính quyền, phản bác lại các luận điểm bóp méo, bôi nhọ, không đúng sự thật.
2.2. Nhiệm vụ cơ bản của Quân đội nhân dân Việt Nam:
– Toàn quân cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quán triệt, nắm chắc các nội dung, nguyên tắc, giải pháp của các Chiến lược, bám sát tình hình thực tiễn, tham mưu cho Đảng, Nhà nước về các chiến lược, sách lược, bảo đảm xử lý kịp thời, thắng lợi trong mọi tình huống về quân sự, quốc phòng.
Các cơ quan chiến lược của Bộ Quốc phòng đảm bảo luôn có cơ cấu, tổ chức hợp lý; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ tham mưu chiến lược có trình độ chuyên sâu về lý luận, kiến thức thực tiễn phong phú.
– Tiếp tục nâng cao chất lượng huấn luyện, năng lực tác chiến trong toàn quân. Đẩy mạnh xây dựng khu vực phòng thủ, bảo đảm có thể đánh thắng ngay từ ngày đầu, trận đầu.
– Tiếp tục xây dựng Đảng bộ quân đội và các tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức. Không ngừng trau dồi, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên.
– Làm tốt công tác dân vận trong toàn quân, vận động quần chúng, góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân.
– Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng cả trên bình diện đa phương và song phương.
3. Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan quân đội nhân dân
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
– Cấp Uý có bốn bậc:
+ Thiếu uý;
+ Trung uý;
+ Thượng uý;
+ Đại uý.
Xem thêm : Tử vi tuổi Tỵ 2023: Khởi sắc rõ ràng, tài lộc ùn ùn kéo tới
– Cấp Tá có bốn bậc:
+ Thiếu tá;
+ Trung tá;
+ Thượng tá;
+ Đại tá.
– Cấp Tướng có bốn bậc:
+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
+ Đại tướng.
(Điều 10 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi 2008, 2014))
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Chức năng nhiệm vụ của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp