CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nay, ngành công nghệ thông tin phát triển rất vượt trội vì nhu cầu sử dụng internet, thiết bị điện tử ngày càng cao. Chương trình máy tính tạo ra không gian mạng để đáp ứng nhu cầu này. Đây là yếu tố tạo nên phần mềm máy tính, được dùng trong mạng điện tử và các thiết bị điện tử, viễn thông. Do đó, chương trình máy tính đóng vai trò khá quan trọng, giúp con người giải quyết công việc nhanh chóng và chính xác. Để tạo được một chương trình máy tính đòi hỏi người lập trình phải có kiến thức, kỹ năng cũng như độ chính xác và sáng tạo, không phải ai cũng làm được. Vì thế sẽ xảy ra trường hợp liên quan đến bản quyền của chương trình máy tính. Do đó, hãy cùng NPLaw tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

I. Thực trạng chương trình máy tính bị sao chép hiện nay

Ở Việt Nam, doanh thu ngành phần mềm và công nghệ thông tin đã tăng gấp rưỡi trong thời gian 5 năm từ 2010 đến 2015, đạt giá trị hơn 3 tỷ USD. Trong đó, phần mềm hay chương trình máy tính đã đóng góp hơn một nửa con số này.

Điều này cho thấy vai trò và giá trị kinh tế to lớn của công nghệ thông tin nói chung và chương trình máy tính nói riêng đối với nền kinh tế và xã hội của các quốc gia cũng như của toàn thế giới. Nhưng cũng chính vì thế, chương trình máy tính cũng trở thành đối tượng bị sao chép, sử dụng trái phép tràn lan trên toàn thế giới. Có đến gần 60% số người sử dụng máy tính trên thế giới thừa nhận họ có sử dụng các phần mềm máy tính bị sao chép bất hợp pháp. Thông tin ví dụ như máy tính, hoặc là các dòng chỉ dẫn biểu tượng hoặc các dòng tuyên bố biểu tượng có thể được chuyển đổi tự động thành các chỉ dẫn mã hóa có thể hoàn thành được các kết quả như mong đợi; mã nguồn và mã máy của máy tính được xem là một tác phẩm.

Giá trị của các phần mềm máy tính bị sao chép trái phép đó lên tới 63.4 tỷ USD chỉ tính riêng vào năm 2011. Tỉ lệ sao chép và sử dụng trái phép phần mềm máy tính ở Việt Nam lên đến 81%, với giá trị thiệt hại là 395 triệu USD.

II. Chương trình máy tính là gì?

1. Chương trình máy tính được hiểu như thế nào?

Chương trình máy tính (computer program) hay phần mềm máy tính (software) là một tập hợp các chỉ thị hoặc các câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định ra để chỉ dẫn máy tính thực hiện một nhiệm vụ nhất định.

Chương trình máy tính được hiểu như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2022, chương trình máy tính được hiểu là Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

2. Các chương trình máy tính gồm thể loại nào?

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học máy tính có nhiều chương trình máy tính xuất hiện rất phổ biến. Các chương trình này được sử dụng với nhiều hình thức khác nhau. Trong số đó các chương trình thông dụng cụ thể như:

– Hệ điều hành máy tính

Các chương trình máy tính gồm thể loại nào?

– Chương trình khởi động

– Chương trình nhúng

– Chương trình Microcode

III. Pháp luật quy định như thế nào về chương trình máy tính

1. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022 quy định về quyền tác giả đối với chương trình máy tính thì:

Quyền tác giả đối với chương trình máy tính của tác giả và chủ sở hữu, bao gồm:

+ Thỏa thuận bằng văn bản về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính;

+ Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.

Ngoài ra, đối với tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được làm một bản sao dự phòng để thay thế khi bản sao đó bị xóa, bị hỏng hoặc không thể sử dụng nhưng không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác.

2. Cơ quan nào cấp phép về quyền tác giả chương trình máy tính?

Quyền tác giả đối với chương trình máy tính mình tạo ra được pháp luật bảo vệ. Chủ sở hữu khi thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả sẽ được Cục bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

3. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả chương trình máy tính thì xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 14, Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì hành vi xâm phạm quyền tác giả chương trình máy tính bị xử phạt hành chính từ 5.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với cá nhân. Còn đối với tổ chức, khung phạt tiền sẽ gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoài ra, tuỳ theo mức độ còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 52 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, chủ thể có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với cá nhân; phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

IV. Giải đáp một số câu hỏi về chương trình máy tính

1. Trường hợp nào được sử dụng chương trình máy tính mà không phải xin phép?

Theo Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định các trường hợp được sử dụng chương trình máy tính mà không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm, cụ thể:

  • Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này;
  • Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước
  • Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng cá nhân, không nhằm mục đích thương mại.

Trường hợp nào được sử dụng chương trình máy tính mà không phải xin phép?

2. Có được đăng ký bảo hộ chương trình máy tính với danh nghĩa giải pháp hữu ích?

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định đối tượng là chương trình máy tính không được bảo hộ với danh nghĩa giải pháp hữu ích.

3. Thuê người viết chương trình máy tính thì ai được xem là chủ sở hữu quyền tác giả?

Căn cứ Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan thì khi thuê người viết chương trình máy tính thì người thuê được xem là chủ sở hữu quyền tác giả.

V. Vấn đề chương trình máy tính có nên liên hệ luật sư không?

Vấn đề chương trình máy tính thì nên tìm luật sư để tư vấn bởi vì luật sư là những người am hiểu về pháp luật, có thể giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro không đáng có về quyền tác giả chương trình máy tính. Công ty NPLaw có những luật sự dày dặn kinh nghiệm sẽ là nơi khách hàng có thể yên tâm tìm đến.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chương trình máy tính. Để biết thêm các thông tin liên quan đến chương trình máy tính có thể liên hệ với Hãng luật NPLaw để nhận được dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, nhanh chóng và chi phí hợp lý.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn