Phấn rôm trị mụn được nhiều chị em phụ nữ tin dùng vì phấn rôm có tính kiềm dầu, có thể giúp giảm sưng, tiêu viêm một cách nhanh chóng. Theo kinh nghiệm, mỗi khi bị mụn hãy thoa một ít phấn rôm lên vùng da bị mụn đỏ, phấn rôm sẽ giúp đầu mụn nhanh khô hơn, đồng thời giúp giảm tình trạng sưng tấy do mụn. Ngoài ra, phấn rôm khi thoa lên mặt hoặc các vùng da khác còn giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn không xuất hiện.
Tuy nhiên phương pháp trị mụn bằng phấn rôm trên thực tế chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm được nhiều người chia sẻ, chưa có nghiên cứu hoặc báo cáo nào chứng thực được mức độ hiệu quả mà phấn rôm mang lại trong việc điều trị mụn.
Bạn đang xem: Phấn rôm có trị được mụn không?
Xem thêm : 80+ tên các trường Đại học bằng tiếng Anh ở Việt Nam (Đầy đủ + Viết tắt)
Phấn rôm tuy có chứa các thành phần giúp hút dầu, hút nước và hạn chế sưng tấy da do rôm sảy, nhưng trong trường hợp mụn đang mưng mủ, mụn đã nặn cồi và tạo thành vết thương hở thì việc sử dụng phấn rôm trực tiếp lên nốt mụn lại tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da.
Mặt khác, phấn rôm có dạng bột nên khi sử dụng quá nhiều có thể dễ gây bít tắc lỗ chân lông, khi đó chưa chắc chắn về tác dụng điều trị hay ngăn ngừa mụn nhưng đây lại có thể là nguyên nhân gây nên mụn nhọt.
Xem thêm : Xem bói bố mẹ tuổi Ất Sửu sinh con năm 2023 là tốt hay xấu?
Vì thế, các chuyên gia da liễu thường khuyên rằng khi da đang bị mụn sưng đỏ, tuyệt đối không nên sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm nào trên da mặt, ngay cả phấn rôm dùng cho em bé.
Tóm lại, phấn rôm có thể cho hiệu quả khi chị em sử dụng để điều trị các loại mụn nhẹ (như mụn đầu đen, mụn cám), nhưng đối với tình trạng mụn bị sưng viêm, các bác sĩ da liễu khuyên không nên sử dụng phấn rôm vì đối với tình trạng này, phấn rôm không thể thay thế cho các loại thuốc hoặc kem đặc trị mụn chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp