Quy định ảnh chụp ảnh chứng minh nhân dân, căn cước công dân năm 2024

Ảnh chứng minh nhân dân, căn cước công dân là loại “ảnh thẻ” được xem là rất quan trọng với nhiều người, đôi khi nó sẽ là ”thảm họa” muốn che giấu của nhiều người. Chính vì đặc thù là một loại giấy tờ tùy thân quan trọng do đó ảnh trên chứng minh nhân dân, căn cước công dân không thể tự ý thay đổi. Vậy pháp luật quy định như thế nào về chụp ảnh chứng minh nhân dân, căn cước công dân.

Ảnh Chụp Căn Cước Công Dân

1. Đối tượng được cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân.

Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21). Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân (9 số và 12 số), thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chíp khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn…

2. Cơ quan cấp căn cước công dân

Theo Khoản 1 Điều 11 và Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:

  • Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
  • Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện; cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú tại địa phương mình.

Như vậy, công dân cần cấp Căn cước công dân đến Cơ quan công an nơi thường trú; tạm trú để yêu cầu. Hiện nay cơ quan công an trên cả nước đã thực hiện cấp mới căn cước công dân cho người dân.

3. Quy định về chụp ảnh chứng minh nhân dân, căn cước công dân.

Theo Thông tư 07/2016 của Bộ Công an, ảnh chụp chân dung khi làm căn cước công dân phải rõ khuôn mặt, rõ hai tai và không đeo kính. Khi chụp, công dân phải để đầu trần, ngồi nghiêm túc, trang phục lịch sự và không sử dụng trang phục chuyên ngành như công an, y bác sĩ, quân đội,…

Như vậy chụp ảnh chứng minh nhân dân, căn cước công dân phải tuân thủ những điều như sau:

  • Chụp thẳng mặt, thẳng vai, rõ khuôn mặt không che mặt nhiều, rõ cả hai tai.
  • Không đeo kính, không đội mũ.
  • Không mặc các trang phục chuyên ngành, mang tính đặc thù công việc như: công an, bác sĩ, quân nhân,…
  • Ảnh chụp có kích thước 3×4.
  • Hiện pháp luật không quy định bắt buộc về trang phục quần áo như thế nào nên người dân đi làm thẻ có thể mặc thường phục, tức trang phục thường ngày chỉ cần đảm bảo yếu tố lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục.
  • Công dân theo tôn giáo, dân tộc bản địa được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc bản địa đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh chứng minh nhân dân, căn cước công dân nhưng phải đảm bảo yếu tố rõ mặt.
  • Các tiêu chuẩn trên được thống nhất áp dụng trên cả nước.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Căn cước công dân gắn chíp có thể được tích hợp những loại giấy tờ nào?

Theo Bộ Công an, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

4.2. Có được tự ý thay ảnh trong chứng minh nhân dân để trông đẹp hơn?

Khác với Thẻ căn cước công dân, CMND được ép plastic và không ít người tự ý bóc lớp plastic này ra và thay thế ảnh mới để được đẹp hơn. Tuy nhiên, theo đúng quy định, ảnh trên CMND là ảnh đã được đóng dấu giáp lai của cơ quan cấp. Do đó, nếu tự ý bỏ ảnh cũ và thay bằng ảnh mới thì CMND sẽ bị mất giá trị sử dụng.

Trong trường hợp nêu trên, công dân phải làm thủ tục cấp lại CMND tại Công an cấp huyện/thành phố nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Hiện nay, khi làm thủ tục cấp lại CMND, công dân sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân, thay vì CMND như cũ.

4.3. Chụp ảnh CCCD có được để mái không?

Để đảm bảo tấm ảnh được rõ nét các đặc điểm nhận dạng thì bạn phải để lộ lông mày. Những bạn để mái quá lông mày sẽ bị vén sang 2 bên

Do đó, các bạn nên tự vén mái ở nhà để có sự chuẩn bị “chăm chút”, “cẩn thận” nhất

4.4. Có được chụp lại ảnh CCCD?

Công dân có quyền kiểm tra và ký xác nhận về vân tay, ảnh của mình trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD gắn chíp. Do đó, người dân có thể thỏa thuận với cán bộ tiếp dân, xin chụp lại ảnh nếu cảm thấy không ưng ý. Tuy nhiên, việc cho phép chụp lại hay không phụ thuộc vào cán bộ.

4.5. Chụp ảnh căn cước công dân có được cười không?

Hiện nay pháp luật không quy định về vấn đề cười khi chụp ảnh CCCD của công dân. Tuy nhiên như các bạn đã biết, chụp ảnh CCCD đòi hỏi tính nghiêm túc, lịch sự, do đó bạn không nên cười quá tươi, cười lộ răng.

Các bạn không nhất thiết phải giữ gương mặt “thanh niên nghiêm túc” như vậy, vì như thế nhìn mặt mình sẽ bị dữ, buồn bã, đờ đẫn. Khi chụp ảnh căn cước công dân, bạn nên cười mỉm, nhẹ nhàng làm sao cho gương mặt tươi hơn.

4.6 Đến đâu để cấp Căn cước công dân gắn chip?

Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA vừa trích dẫn ở trên. Người dân có thể đến: Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện nơi bạn đăng ký thường trú để làm thủ tục cấp Căn cước công dân, cụ thể là Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an cấp huyện.

Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo về chụp ảnh chứng minh nhân dân, căn cước công dân. Các bạn có thể liên hệ với công ty luật ACC khi cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý mà bạn đang mắc phải. ACC sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý của bạn.