1. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là gì?
Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.
- Những món ăn có thể để lâu trong tủ lạnh | bepduc.vn
- Ý nghĩa 3 lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến
- 4 lý do khiến quạt quay chậm, không đủ mát trong ngày hè oi bức
- Những quy định mới về văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- 19+ Cuốn Sách Hay Về Tình Yêu Thay Đổi Cuộc Đời Nên Đọc
Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là chuyển động sinh ra do ảo giác của Mặt Trời trong năm giữa hai chí tuyến. Ngoài phạm vi khu vực nội chí tuyến không nhìn thấy hiện tượng này.
Bạn đang xem: Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời? Nguyên nhân?
2. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng chuyển động biểu kiến:
Do trục Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’ (nghĩa là trục của Trái Đất luôn tạo với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo một góc 23027’) và không đổi phương khi chuyển động làm cho ta có ảo giác Mặt Trời đang chuyển động.
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh:
– Vào ngày 21/3, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở xích đạo: Mặt Trời ở xích đạo tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở xích đạo.
– Khu vực nội chí tuyến ( khu vực giữa hai chí tuyến ) có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trên một năm.
– Khu vực ở hai chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam có một lần: lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam vào ngày 22/12 và lên chí tuyến Bắc vào ngày 22/6.
– Khu vực ngoại chí tuyến Bắc và Nam không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
– Sau ngày 22/12, Mặt Trời lại chuyển động về xích đạo, sau đó lại lên chí tuyến Bắc. Cứ như vậy lập đi lập lại từ năm này qua năm khác, đó chính là chuyển động biểu kiến hàng năm của hai mặt trời giữa hai chí tuyến.
Như vậy, các địa điểm trong phạm vi giữa hai chí tuyến sẽ có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong một năm, chính giữa chí tuyến mỗi năm chỉ có một lần, khu vực ngoài hai chí tuyến trở về cực không bao giờ thấy Mặt Trời lên thiên đỉnh, càng lên vĩ độ cao góc nhập xạ càng nhỏ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra sự thay đổi nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất trong năm.
3. Các mùa trong năm:
Mùa là một phần thời gian của năm có mang những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
Do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo và trong suốt năm, trục Trái Đất không đổi phương hướng trong không gian. Do vậy có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì thì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời của mỗi bán cầu đều có sự thay đổi trong năm.
Mỗi năm có 4 mùa:
– Mùa xuân: từ ngày 21/3 (lập xuân) đến ngày 22/6 (hạ chí).
– Mùa hạ: từ ngày 22/6 (hạ chí) đến ngày 23/9 (thu phân).
– Mùa thu: từ ngày 23/9 (thu phân) đến ngày 22/12 (đông chí).
– Mùa đông: từ ngày 22/12(đông chí) đến ngày 21/3 (xuân phân).
Mùa ở Bắc bán cầu ngược lại Nam bán cầu. Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau vì vậy sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.
4. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ:
Nguyên nhân: Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng và không đổi hướng trên quỹ đạo, nên bán cầu Bắc, Nam sẽ lần lượt ngả về phía Mặt Trời. Do đó, đã làm cho thời gian ngày và đêm tại mỗi bán cầu thay đổi theo vĩ độ và sinh ra hiện tượng các mùa trong năm.
4.1. Theo mùa:
Ở Bắc bán cầu:
Mùa xuân, mùa hạ: Từ ngày 21/3 đến ngày 23/9: có hiện tượng ngày dài hơn đêm.
– Mùa xuân: ngày sẽ càng dài và đêm sẽ càng ngắn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Ngày 21/3 ở mọi nơi, thời gian ngày bằng đêm bằng 12 giờ.
– Mùa hạ: ngày 22/6 thời gian ngày dài nhất và thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì thời gian ban ngày sẽ càng ngắn dần và đêm sẽ càng dài dần.
Mùa thu và mùa đông: Từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 năm sau: có hiện tượng ngày ngắn hơn đêm.
Xem thêm : Hướng dẫn cách làm tài khoản ngân hàng cho học sinh sinh viên
– Mùa thu: Mặt trời càng xuống gần chí tuyến Nam thì ngày càng ngắn và đêm sẽ dài hơn. Ngày 23/9 ở mọi nơi thời gian ngày bằng thời gian đêm bằng 12 giờ.
– Mùa đông: Khi Mặt Trời càng gần với Xích Đạo thì thời gian ban ngày sẽ dài dần và đêm sẽ ngắn dần. Ngày 22/12 thời gian ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm ngắn nhất.
Ở Nam bán cầu: thời gian ngày và đêm ngược lại với bán cầu Bắc.
4.2. Theo vĩ độ:
Ở xích đạo: Thời gian ngày và thời gian đêm quanh năm bằng nhau.
– Càng xa Xích đạo thì thời gian chênh lệch giữa ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
– Tại vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài bằng 24 giờ (đêm địa cực, ngày địa cực).
– Khi ở càng gần cực thì số ngày, số đêm sẽ càng tăng, tại ở 2 cực sẽ có hiện tượng 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
5. Câu hỏi ôn tập:
Câu hỏi lý thuyết:
Câu 1: Sự thay đổi của các mùa có tác động như thế nào đến thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người?
Hướng dẫn giải:
Sự thay đổi của các mùa đã có những tác động đến thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người. Những tác động đó cụ thể là:
– Tác động đến thiên nhiên: Thay đổi giữa các mùa làm cho cảnh quan thiên nhiên cũng thay đổi theo, thiên nhiên mỗi mùa đều mang một màu sắc riêng đặc trưng của từng mùa: mùa thu khí trời mát mẻ, cây cối úa vàng; mùa đông lạnh giá cây cối ủ rũ trơ trụi; mùa xuân ấm áp cây cối đâm chồi nảy lộc; mùa hè ánh nắng chói chang cây cối xanh tươi…
– Tác động đến sản xuất: Thay đổi các mùa cũng khiến cho hoạt động sản xuất có tính mùa vụ đặc biệt là nông nghiệp cũng có tính thời vụ. Mỗi mùa các loại cây trồng phù hợp thích ứng với đặc tính khí hậu của mùa đó.
– Tác động đến đời sống con người: Sự thay đổi của khí hậu nên kéo theo việc con người cũng thay đổi trong sinh hoạt như ăn, mặc, ở…để thích nghi với điều kiện thời tiết từng mùa.
Câu 2: Tục ngữ Việt Nam có câu:
“Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối”.
Hãy giải thích?
Hướng dẫn giải:
Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng và không đổi hướng trên quỹ đạo, nên bán cầu Bắc, Nam sẽ lần lượt ngả về phía Mặt Trời. Do đó, đã làm cho thời gian ngày và đêm tại mỗi bán cầu thay đổi theo vĩ độ và sinh ra hiện tượng các mùa trong năm. Vì vậy, mới diễn ra hiện tượng tháng 5 ngày dài đêm ngắn và tháng 10 ngày ngắn đêm dài. Điều đó được thể hiện cụ thể như sau:
– Vào ngày 22/6, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đát tại chí tuyến Bắc (23°27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc ở Việt Nam dài hơn. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. Do đó, ở Việt Nam có câu ” Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”
– Vào ngày 22/12, khi Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23°27’N Chí tuyến Nam thì ở Việt Nam hiện tượng đêm dài ngày ngắn. Do đó có câu “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Chuyển động nào dưới đây để sinh ra các mùa trên trái đất?
Xem thêm : Số thiên thần 444 – Tiếp tục tiến bước
A. Trái đất vừa tự quay quanh mình vừa chuyển động quanh mặt trời do trục trái đất nghiêng.
B. Trái đất tự quay quanh mình theo hướng từ tây sang đông do trục trái đất nghiêng.
C. Trái đất chuyển động quanh mặt trời do trục trái đất nghiêng và không đối phương trong quá trình chuyển động.
D. Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ do trục trái đất nghiêng.
Hướng dẫn giải: Đáp án: C
Câu 2: Chọn đáp án đúng về chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời?
A. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là một loại chuyển động chỉ có ở Mặt Trời.
B. Chuyển động biểu kiến hàng năm ở Mặt Trời là chuyển động có thực nhưng không nhìn thấy được bằng mắt.
C. Chuyển động động biểu kiến hàng năm ở Mặt Trời là chuyển động có thực của Mặt Trời.
D. Chuyển động biểu động biểu kiến hàng năm ở Mặt Trời là chuyển động nhìn thấy được nhưng không có thực của Mặt Trời ở giữa 2 chí tuyến.
Hướng dẫn giải: Đáp án C.
Câu 3: Hiện tượng mùa trên Trái Đất nguyên nhân do đâu?
A. Do Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông.
B. Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.
C. Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi.
D. Do Trái Đất hình cầu và chuyển động tịnh tiến quanh trục.
Hướng dẫn giải: Đáp án C.
Câu 4: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời:
A. Do Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.
B. Do Trái Đất tự chuyển động tịnh tiến quanh trục của mình.
C. Do Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất chuyển động.
D. Do Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất quay quanh trục.
Hướng dẫn giải: Đáp án A.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp