Tác giả là gì?
Tác giả là người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó, tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học chỉ có thể là những con người cụ thể khi họ đã bằng lao động sáng tạo của mình trực tiếp tạo ra tác phẩm
- 10 Viên tẩy bồn cầu phổ biến ? Loại nào tốt nhất ? Cách sử dụng
- 9 Công thức tắm trắng bằng cà phê hiệu quả
- Sinh ngày 11/1 cung gì? Lấy người cung này bạn sẽ có bạn đời chung thuỷ tuyệt đối
- Phân Tích Các Yếu Tố Cấu Thành Của Vi Phạm Pháp Luật? Lấy Ví Dụ
- Con gái út xinh yêu gây sốt của Lâm Chấn Khang và Kim Jun See
Trong trường hợp có hai hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả.
Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó”.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan thì tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm:
Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được đăng ký bản quyền tác giả; cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên của điều ước quốc tế đó. Nhìn chung, một chủ thể muốn được công nhận là tác giả cần phải đáp ứng được ba yêu cầu sau đây:
– Phải là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm. Hoạt động sáng tạo của tác giả là sự lao động trí tuệ để tạo ra các tác phẩm một cách sáng tạo hay nói cách khác, các tác phẩm phải là kết quả của hoạt động sáng tạo được thể hiện trên hình thái vật chất hoặc được thể hiện thông qua hình thức nhất định, có tính độc lập tương đối, mang tính mới về nội dung, ý tưởng hoặc mang tính mới về sự thể hiện tác phẩm. Tất cả các hoạt động chỉ nhằm để hỗ trợ như cung cấp kinh phí, vật chất, phương tiện, tư liệu, góp ý kiến không được coi là hoạt động sáng tạo, nên tổ chức, cá nhân có những hoạt động này không được công nhận là tác giả (khoản 2 Điều 8 Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP).
– Người tạo ra tác phẩm phải ghi tên thật hoặc bút danh của mình trên tác phẩm được công bố. Trước hết, quyền đứng tên tác giả đối với tác phẩm là một trong các quyền nhân thân của tác giả đã được Bộ luật dân sự xác định tại khoản 2 Điều 738, với quyền này, người sáng tạo ra tác phẩm có thể lựa chọn việc có đứng tên hay không đứng tên đối với tác phẩm đã tạo ra theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, muốn được thừa nhận là tác giả của tác phẩm nhất định thì người tạo ra tác phẩm phải có biệt hoá tác phẩm bằng cách ghi tên hoặc bút danh của mình vào tác phẩm để xác định tác phẩm đó là do mình sáng tạo ra.
– Chỉ được thừa nhận là tác giả nếu tác phẩm được tạo ra là kết quả của lao động sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học. Kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn học được gọi chung là tác phẩm văn học bao gồm: Văn xuôi, thơ với nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, tuyển tập, tuyển chọn v… Kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật được gọi chung là tác phẩm nghệ thuật, bao gồm hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh, sân khấu, nhạc… Kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực khoa học được gọi chung là tác phẩm (Công trình) khoa học, bao gồm các công trình nghiên cứu được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như bài viết, bài phát biểu, sách, đồ hoạ v.v..
Thuật ngữ “tác giả” có thể được hiểu theo hai phương diện. Theo phương diện tổng quan nhất thì tác giả là những người đã tạo ra sản phẩm trí tuệ bằng lao động sáng tạo của chính mình (bao gồm cả tác giả của tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học; tác giả của sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp).
Theo phương diện hẹp thì thuật ngữ “tác giả” chỉ là những người tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học bằng lao động sáng tạo của chính mình. Khái niệm tác giả được đề cập trong phần này của giáo trình được hiểu theo phương diện hẹp.
Theo đó, có thể định nghĩa về tác giả như sau: Tác giả là người trực tiếp lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học để tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm thuộc một trong các lĩnh vực đó.
Phân loại tác giả tại Việt Nam
Nếu việc xác định tác giả của tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định và phân biệt quyền của tác giả với quyền của các chủ thể khác đối với cùng một tác phẩm (phân biệt giữa quyền của tác giả với quyền của chủ sở hữu tác phẩm, người biểu diễn v.v.) thì việc xác định các loại tác giả có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phạm vi quyền của tác giả trong từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, quyền của tác giả toàn bộ tác phẩm có phạm vi rộng hơn so với quyền của tác giả từng phần tác phẩm hoặc quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả có phạm vi rộng hơn so với quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.
Xem thêm : Ngày tốt dụng sự trong tháng 1 âm lịch
Trong thực tế, tác phẩm có thể được tạo ra từ lao động sáng tạo của một cá nhân, cũng có thể được tạo ra từ lao động sáng tạo của một nhóm người. Quá trình sáng tạo để tạo ra tác phẩm có thể bằng kinh phí và thời gian của chính họ cũng có thể bằng kinh phí của người khác hay được tạo ra do đơn đặt hàng của một chủ thể khác thông qua hợp đồng. Mặt khác, kết quả lao động sáng tạo có thể là những tác phẩm gốc (nguyên sinh) nhưng cũng có thể chỉ là các tác phẩm phái sinh. Vì vậy, Điều 736 Bộ luật dân sự còn xác định từng loại tác giả khác nhau.
Đây là căn cứ để xác định phạm vi quyền nhân thân cũng như quyền tài sản của họ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho từng tác giả trong những trường hợp nhất định. Như vậy, tác giả được phân loại theo các tiêu chí sau đây:
+ Dựa vào số lượng người lao động sáng tạo để tạo ra tác phẩm
– Tác giả đơn nhất: Là cá nhân bằng lao động sáng tạo của mình trực tiếp tạo ra toàn bộ tác phẩm. Hay nói cách khác, người tạo ra tác phẩm là tác giả của toàn bộ tác phẩm. Trong trường hợp này, người đó được hưởng toàn bộ các quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm.
– Đồng tác giả: Là nhiều cá nhân hợp tác để cùng nhau bằng lao động sáng tạo tạo ra tác phẩm. Mỗi người trong số họ được gọi là đồng tác giả của tác phẩm. Trong trường hợp này, những người đó cùng nhau hưởng các quyền nhân cũng như quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm. Điều luật trên không xác định mối liên quan giữa các đồng tác giả với nhau đối với tác phẩm do họ cùng sáng tạo ra. Tuy vậy, trong thực tế khi xác định phần quyền mà mỗi đồng tác giả được hưởng, người ta thường dựa vào tính chất, kết cấu của tác phẩm để xác định những người đó là đồng tác giả định phần hay không định phần.
Nếu tác phẩm do nhiều người tạo ra là tác phẩm không thể xác định phần sáng tạo của từng người thì họ là đồng tác giả hợp nhất. Vì vậy, tất cả các đồng tác giả cùng hưởng quyền nhân thân, quyền tài sản đối với tác phẩm một cách ngang nhau (bằng nhau).
Nếu tác phẩm được kết cấu theo từng chương, từng phần và có thể xác định được mỗi phần, mỗi chương đó do tác giả nào sáng tạo ra thì những người cùng tạo ra tác phẩm đó được gọi là đồng tác giả theo phần. Vì vậy, trong trường hợp này, quyền lợi của
mỗi đồng tác giả thường được xác định tương ứng với phần tác phẩm do họ sáng tạo ra. .
+ Dựa vào nguồn gốc của tác phẩm
– Tác giả là những người tạo ra tác phẩm gốc: Là những người bằng lao động sáng tạo trí tuệ tạo ra tác phẩm với một nội dung, chủ đề, tư tưởng, cách thức thể hiện hoàn toàn mới. Trong từ điển Hán – Việt, loại tác giả này được gọi là nguyên tác.
– Tác giả tác phẩm phái sinh: Là những người tạo ra tác phẩm từ tác phẩm của người khác đã được công bố, phổ biến, bao gồm:
Tác giả dịch thuật: Là người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, ví dụ: Từ chữ nôm ra chữ quốc ngữ. Nhu cầu giao lưu quốc tế đòi hỏi ngày càng cao về công việc dịch thuật. Thông qua việc dịch chuyển ngôn ngữ góp phần tăng cường sự hiểu biết về nền văn hoá, phong tục, tập quán giữa các dân tộc, các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện học hỏi lẫn nhau và hội nhập về lĩnh vực khoa học, kĩ thuật. Các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kĩ thuật khi được diễn đạt bằng một ngôn ngữ nhất định phải tuân theo những nguyên tắc đặc thù của ngôn ngữ đó. Vì vậy, khi chuyển tác phẩm sang ngôn ngữ khác, người, dịch phải sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở tài năng, trí tuệ của mình. Nghĩa là việc dịch thuật luôn mang tính sáng tạo, vì thế người dịch phải được thừa nhận là tác giả của tác phẩm dịch đó.
Xem thêm : Chi phí cắt thắng lưỡi nhi đồng 2
Tác giả phóng tác: Là người tạo ra tác phẩm theo phong cách sáng tạo của riêng mình từ nội dung (cốt truyện) của một tác phẩm đã có.
Tác giả cải biên: Là người sáng tạo ra tác phẩm bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt tác phẩm gốc.
Tác giả chuyển thể: Là người bằng lao động sáng tạo để chuyển tác phẩm từ loại thể loại này sang thể loại khác..
Tác giả biên soạn: Là người từ các tác phẩm, các tài liệu khác để tạo ra tác phẩm theo cách sắp xếp sáng tạo riêng của mình.
Tác giả chú giải: Là người làm rõ nghĩa một số từ, câu hoặc địa danh trong tác phẩm đã có.
Tác giả tuyển chọn: Là người bằng lao động sáng tạo để tập hợp một cách chọn lọc những tác phẩm của một hoặc nhiều tác giả thành tác phẩm tuyển tập hoặc tuyển chọn từ nhiều tác phẩm của nhiều tác giả để tạo thành tác phẩm hợp tuyển theo chủ đề nhất định.
+ Dựa vào mối quan hệ lao động trong quá trình tạo ra tác phẩm
Nếu căn cứ vào quan hệ lao động trong quá trình tạo ra tác phẩm thì tác giả còn được phân thành hai loại:
– Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả: Là người bằng thời gian và chi phí vật chất của chính mình để lao động sáng tạo và trực tiếp tạo ra tác phẩm, công trình.
– Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả: Là người bằng lao động sáng tạo của mình để trực tiếp tạo ra tác phẩm, Công trình theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.
Việc xác định tác giả theo một trong hai tư cách có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phạm vi quyền nhân thân, quyền tài sản của họ đối với tác phẩm. Nếu không phải là chủ sở hữu quyền tác giả thì tác giả chỉ có quyền nhân thân không thể chuyển dịch. Khía cạnh kinh tế của tác phẩm chỉ đạt được đối với chủ thể được thừa nhận là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp