Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều các bậc cha mẹ, nhất là những cha mẹ đang mong con. Cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc trong bài viết hôm nay nhé.
Chuyển phôi là gì?
Để có thể hiểu rõ hơn về thắc mắc sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai, trước hết hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chuyển phôi là gì bạn nhé.
Bạn đang xem: Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai? Chế độ nghỉ ngơi sau chuyển phôi
Chuyển phôi là một thủ thuật nằm trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm IVF, trong đó phôi thai sẽ được nuôi cấy và đưa vào buồng tử cung của người mẹ. Phôi thai này có thể là phôi tươi được nuôi đến ngày 3 hoặc 5 của chu kỳ. Ngoài ra, phôi thai này cũng có thể là phôi trữ lạnh đã được tạo ra ở chu kỳ trước đó.
Quá trình chuyển phôi thường được thực hiện vào khoảng ngày thứ 18 – 20 của chu kỳ kinh nguyệt khi mà niêm mạc tử cung của người mẹ đạt độ dày chuẩn từ 9 – 10mm. Bên cạnh đó điều kiện để thực hiện được thủ thuật này là người mẹ cần có sức khỏe tốt và đã thực sự sẵn sàng cho việc mang thai.
Hiện nay, với sự phát triển của nền y học thế giới cùng với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị và máy móc hiện đại, quy trình chuyển phôi không còn khiến cho chị em chịu nhiều đau đớn như trước cũng như không gây quá nhiều tác động lên tử cung của người mẹ.
Chuyển phôi được đánh giá là thủ thuật quan trọng trong quy trình IVF và thường được áp dụng trong những trường hợp sau:
- Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tổn thương hoặc tắc vòi trứng, người đã cắt bỏ vòi trứng trước đó.
- Vô sinh do mắc phải các bệnh lý tại buồng tử cung như u xơ tử cung, lạc nội mạc trong cơ tử cung.
- Vô sinh do tinh trùng ít, tinh trùng yếu, xuất tinh ngược hoặc không có tinh trùng trong tinh dịch.
- Các cặp vợ chồng đã lớn tuổi, suy giảm dự trữ buồng trứng ở người vợ.
- Thất bại khi áp dụng phương pháp bơm tinh trùng nhiều lần.
- Vô sinh hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
- Các cặp vợ chồng mang trong mình gen bệnh như Hemophilia, Thalassemia.
Có thể thử que sau chuyển phôi bao lâu?
Quá trình chuyển phôi chỉ được tiến hành khi trứng và tinh trùng đã được thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Sau khi phát triển thành phôi nang, các bác sĩ sẽ tiến hành lựa chọn ra những phôi nang tốt để đưa vào cơ thể người mẹ sau 48 giờ. Tuy nhiên, 48 giờ chỉ đủ điều kiện khi tử cung thuận lợi và cơ thể mẹ ổn định. Trong trường hợp không đủ điều kiện thì phôi nang này sẽ được đem đi trữ đông và đợi đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Theo kinh nghiệm mang thai của nhiều chị em, đối với trường hợp mang thai tự nhiên thì sau 2 tuần có thể thử que để xác định bản thân có thai hay không. Vậy đối với chị em sử dụng phương pháp IVF thì sau chuyển phôi bao lâu có thể thử que?
Xem thêm : Bắp rang bơ bao nhiêu calo? Cách ăn không lo tăng cân
Trên thực tế, khoảng 1 – 3 ngày sau khi thực hiện chuyển phôi, chị em có thể có những thay đổi trong cơ thể. Nếu để ý kỹ có thể chắc chắn đến 80% là đã đậu thai. Tuy nhiên, chị em nên đợi đến 14 ngày sau chuyển phôi để thử que để có kết quả chính xác nhé.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín để thăm khám và xét nghiệm HCG trong máu. Nếu chỉ số HCG trong máu trên 25mIU/ml thì chị em hoàn toàn có thể yên tâm đến 90% quá trình chuyển phôi đã thành công.
Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai?
Như đã trình bày ở trên, sau chuyển phôi khoảng 14 ngày thì có thai và lúc này thai đã di chuyển về tử cung. Vậy sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai?
Thời điểm chị em nên đi siêu âm là khoảng từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 6, tuy nhiên, lúc này, chị em chỉ nghe được âm vang của thai nhi. Thông thường, thai nhi sẽ bắt đầu có tim thai ở tuần thứ 6 đến tuần thứ 7. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có một vài trường hợp tim thai xuất hiện chậm ở tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 và điều này phụ thuộc vào cơ địa của người mẹ.
Cách chăm sóc sức khỏe sau chuyển phôi thành công
Bên cạnh thắc mắc sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai, cách chăm sóc sức khỏe sau chuyển phôi thành công cũng là một trong những vấn đề được nhiều chị em quan tâm.
Ngay sau khi chuyển phôi, để giúp cho phôi thai phát triển khỏe mạnh, nhất là sau khi cấy phôi thành công, chị em cần có một chế độ chăm sóc tốt. Dưới đây là một số lưu ý trong chăm sóc sức khỏe sau chuyển phôi, chị em có thể tham khảo:
Vận động nhẹ nhàng
Sau chuyển phôi, cơ thể người mẹ còn khá yếu đồng thời phôi thai cũng cần có một khoảng thời gian để di chuyển và bám vào thành tử cung. Lúc này, mẹ cần hạn chế vận động mạnh, thay vào đó mẹ nên di chuyển nhẹ nhàng, đặc biệt là không nên đi lại nhiều ở khu vực cầu thang.
Kiêng quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục sẽ kích thích và gây co bóp tử cung, điều này dễ gây những ảnh hưởng xấu đến phôi thai. Chính vì thế, các bác sĩ chuyên khoa sản thường khuyến cáo các cặp vợ chồng nên tránh làm chuyện ấy trong thời gian trước chuyển phôi và trong giai đoạn đầu sau chuyển phôi.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Xem thêm : Phần mềm hợp đồng điện tử iContract được nhiều DN FDI tin dùng
Theo thống kê, có khoảng 1% chị em phụ nữ bị nhiễm trùng sau chuyển phôi. Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm, do đặt ống thông vào tử cung nên chị em có nguy cơ bị chảy máu hoặc bị viêm.
Tuy các nghiên cứu chỉ ra rằng trường hợp này cũng không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai nhưng sau chuyển phôi, chị em vẫn cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ và đúng cách hàng ngày, thường xuyên thay đồ lót và tắm rửa nhẹ nhàng, giữ vệ sinh vùng kín.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý là điều rất cần thiết sau khi chuyển phôi. Chị em nên ưu tiên bổ sung các chất đạm từ thịt lợn, thịt gà, tôm, sữa… đồng thời bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ. Bên cạnh đó, chị em cũng cần hạn chế sử dụng những thực phẩm quá cay, chua, mặn, quá lạnh hoặc quá nóng.
Hạn chế sử dụng thuốc
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong một số loại thuốc có chứa thành phần gây dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Do đó, chị em cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao hệ miễn dịch chống lại bệnh tật từ đó hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc chị em phải sử dụng thuốc để điều trị. Lúc này, chị em cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những rủi ro sức khỏe có thể xảy đến với mẹ bầu và thai nhi.
Theo dõi thai kỳ sau chuyển phôi
Cũng như một thai kỳ bình thường, một thai kỳ sau chuyển phôi cũng cần được theo dõi sát sao. Việc theo dõi thai kỳ giúp mẹ bầu phát hiện sớm những bất thường thai kỳ (nếu có) từ đó có hướng can thiệp cũng như các biện pháp xử trí kịp thời.
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh chủ đề sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ hữu ích với bạn trong cuộc sống. Đừng quên truy cập trang web của Nhà thuốc Long Châu mỗi ngày để cập nhật thêm những thông tin sức khỏe mới nhất bạn nhé.
Xem thêm: Chậm nhất bao nhiêu tuần thì có tim thai?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp