Nhờ sự phát triển của xã hội mà việc thanh toán không dùng tiền mặt dần phổ biến hơn nên Internet Banking ngày càng có nhiều người dùng hơn. Ngân hàng điện tử này mang đến rất nhiều lợi ích cho cả người dùng và ngân hàng. Tuy nhiên đi kèm đó là hệ lụy chuyền nhầm tài khoản hay bị lừa chuyển tiền qua Internet Banking.
1. Tổng hợp các chiêu thức lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking bạn nên tránh
Dưới đây là một số hình thức mà nhóm lừa đảo thường sử dụng để chiếm đoạt tài sản của bạn thông qua Ngân hàng điện tử.
Bạn đang xem: Tất cả những gì bạn cần biết về lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking
1.1 Giả mạo làm nhân viên ngân hàng
Đây được xem là chiêu thức mà nhóm tội phạm sử dụng nhiều nhất vì khách hàng thường sẽ luôn tin tưởng và không mấy đề phòng đối với nhân viên ngân hàng.
Kịch bản mà chúng thường sử dụng là tự xưng mình là nhân viên ngân hàng, liên hệ với bạn để thông báo rằng bạn đang có một khoản tiền nào đấy trên hệ thống cần xác nhận. Nếu bạn muốn nhận tiền, hãy cung cấp số chứng minh nhân dân và mã OTP để bên ngân hàng có thể hoàn tất thủ tục.
Ngân hàng Quốc Tế VIB luôn khuyến cáo với khách hàng của mình không được cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai kể cả bên ngân hàng. Tuy nhiên một số khách hàng vẫn bị kẻ gian lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking, dẫn đến mất tiền và tài khoản.
Một hình thức lừa gạt phổ biến nữa là chứng sẽ thông báo là bạn trúng thưởng, để nhận quà bạn phải cung cấp số tài khoản, chứng minh nhân dân, mật khẩu và mã OTP để ngân hàng trao thưởng.
Thực tế, ngân hàng sẽ không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp mã OTP trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu như có ai nhận mình là nhân viên ngân hàng và yêu cầu bạn cung cấp OTP thì chúng chính là bọn lừa đảo.
1.2 Giả mạo làm cơ quan chức năng
Nhóm lừa đảo sẽ giả làm cơ quan chức năng nhằm để đánh vào tâm lý của những bạn “yếu bóng vía”. Theo đó nhóm đối tượng sẽ tự xưng là cơ quan công an và báo rằng tài khoản của bạn đang bị tội phạm xâm nhập trái phép. Bạn cần phải cung cấp số tài khoản, mật khẩu và mã OTP để cán bộ có thể điều tra và tìm cách xử lý.
Thực tế khi kẻ gian muốn lấy OTP của bạn là do chúng đã trộm được thông tin đăng nhập vào Internet Banking của bạn và đang thực hiện lệnh chuyển tiền. Chúng chỉ chờ bạn cung cấp mã OTP để hoàn thành lệnh chuyển tất cả tiền từ tài khoản của bạn sang tài khoản của chúng. Hay sau đó chúng sẽ đổi mật khẩu Internet Banking của bạn để chiếm đoạt tài khoản và tiền của bạn.
1.3 Giả mạo làm bạn bè, người thân
Chiêu trò của bọn lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking sẽ tạo Facebook giả mạo hoặc Hack tài khoản Facebook của bạn bè, người thân của bạn. Sau đó bọn chúng sẽ liên hệ và nhờ bạn nhận hộ tiền được gửi từ nước ngoài.
Tuy là hình thức lừa đảo khá xưa cũ nhưng vẫn được bọn tội phạm sử dụng thường xuyên. Nhóm đối tượng này chỉ cần nhắn tin với nội dung như “Bạn ơi, mình đang có một khoản tiền từ nước ngoài vừa chuyển về, bạn vào đường link sau để đăng nhập vào tài khoản Internet banking và nhập OTP vào để nhận tiền giúp mình nhé”.
Nếu như bạn không đề phòng mà làm theo thì sau khi click vào link độc hại này, bạn sẽ mất hết dữ liệu cá nhân cũng như các khoản tiền hiện có trong tài khoản.
1.4 Lừa đảo nhận quà từ nước ngoài
Xem thêm : [QUY ĐỊNH MỚI NHẤT] Mang sổ hộ khẩu có đi được máy bay không?
Ngày nay, có nhiều ứng dụng mạng xã hội giúp mọi người kết nối và làm quen với bạn bè trên khắp thế giới. Với thực tế này, tội phạm đã tận dụng lòng tin và lòng tham của mọi người bằng cách tạo những tài khoản giả mạo từ nước ngoài. Sau đó, chúng tạo quan hệ, kết bạn và đề nghị tặng một món quà. Món quà có thể là tiền, mỹ phẩm, trang sức hoặc các vật phẩm giá trị khác.
Nếu bạn đồng ý nhận quà, chúng sẽ thông báo gửi một hộp quà về Việt Nam. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, chúng sẽ giả danh là hải quan và thông báo rằng hộp hàng chứa một số tiền lớn. Để nhận được món quà, bạn cần phải nộp thuế.
Với những người nhẹ dạ tin tưởng, họ sẽ nhanh chóng chuyển khoản số tiền mà bọn lừa dối yêu cầu. Nếu từ chối nhận hàng, chúng sẽ đe dọa tố cáo bạn cho cảnh sát về hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, gây ra sự hoang mang và ép buộc bạn chuyển tiền cho chúng.
Hoặc trong một trường hợp khác, chúng có thể đề cập đến việc muốn đi du lịch tới Việt Nam. Chúng sẽ gửi hành lý trước và nhờ bạn nhận hộ, nhưng khi bạn nhận hộ, bạn sẽ phải trả trước một khoản phí. Tất nhiên, chúng hứa sẽ hoàn trả số tiền đó cho bạn.
Ngoài ra, những kẻ lừa đảo còn sử dụng các hình thức gian lận khác như nhờ bạn mua đất ở Việt Nam và đứng tên cho họ. Sau đó, chúng sẽ gửi tiền cho bạn,…
1.5 Lừa đảo trúng thưởng
Một số kẻ gian lận sử dụng các chiêu trò tinh vi nhằm lừa đảo người dùng. Thông qua các tin nhắn, email, hoặc trang web giả mạo, họ tạo ra những cuộc thi trúng thưởng không có thật với mục đích chiếm đoạt thông tin cá nhân hay lừa đảo tiền bạc. Những thông điệp gian lận thường nhấn mạnh về việc trúng thưởng lớn, yêu cầu thanh toán trước để nhận giải thưởng, hoặc yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm. Điều này dẫn đến việc người dùng trở thành nạn nhân của lừa đảo trúng thưởng.
Đối tượng lừa đảo sẽ đưa ra yêu cầu nạn nhân thực hiện chuyển khoản tiền để hoàn tất quy trình nhận thưởng. Đáng tiếc, sau khi nạn nhân đã chuyển tiền theo yêu cầu, mọi liên lạc giữa nạn nhân và bên công ty phát thưởng, tổ chức chương trình trúng thưởng hoàn toàn bị mất tích. Đối tượng lừa đảo biến mất, và không còn dấu vết để nạn nhân có thể tìm ra và đòi lại số tiền đã chuyển đi.
1.6 Lừa đảo qua hình thức vay tiền online
Hình thức lừa đảo vay tiền online khá phổ biến hiện nay. Nạn nhân được hứa hẹn một khoản vay từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng chỉ cần cung cấp ảnh CMND/CCCD và số điện thoại.
Người vay, khi đồng ý, sẽ được yêu cầu truy cập vào một trang web theo liên kết được cung cấp và điền đầy đủ thông tin cá nhân cùng số tài khoản ngân hàng để nhận khoản vay.
Tuy nhiên, sau khi hoàn tất các bước theo hướng dẫn, đối tượng yêu cầu người vay tiền sẽ đòi người vay chuyển khoản tiền phí, bao gồm các loại phí như phí làm hồ sơ, phí hỗ trợ, phí bảo hiểm tiền gửi… với số tiền từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng. Họ cam kết sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền này sau khi khoản vay được giải ngân.
Đối tượng lừa đảo liên tục tìm cách thuyết phục người vay chuyển tiền cho họ, bằng cách đưa ra nhiều lý do khác nhau, để giữ cho khoản vay được duyệt. Thực tế, hành động này nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của người vay đã chuyển vào.
1.7 Lừa đảo qua hình thức giả mạo bằng công nghệ DeepFake
Lừa đảo thông qua kỹ thuật giả mạo DeepFake là một mối đe dọa nguy hiểm trong dòng chảy công nghệ ngày càng phát triển. Dưới đây là một số bước phổ biến mà kẻ lừa đảo có thể sử dụng để thực hiện lừa đảo qua Deepfake:
- Thu thập thông tin: Kẻ lừa đảo thu thập hình ảnh và giọng nói của người mục tiêu từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như mạng xã hội, video trực tuyến hoặc bất kỳ nguồn dữ liệu công khai nào.
- Xử lý dữ liệu: Kẻ lừa đảo sử dụng công nghệ DeepFake để xử lý dữ liệu thu thập được. Họ áp dụng thuật toán và công cụ để tái tạo lại khuôn mặt và giọng nói của người mục tiêu.
- Tạo video giả mạo: Kẻ lừa đảo sử dụng dữ liệu đã xử lý để tạo ra video giả mạo. Video này có thể hiển thị người dùng đang nói những câu nói, hành động hoặc thực hiện những hành vi mà họ không hề làm.
- Lừa đảo và chiếm đoạt: Họ có thể liên hệ trực tiếp với người mục tiêu để thực hiện hành vi lừa đảo. Khi nạn nhân mục tiêu tin tưởng vào video giả mạo, kẻ lừa đảo sẽ tận dụng tình hình để thực hiện các hành vi lừa đảo, như yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng lừa đảo.
1.8. Lừa đảo làm nhiệm vụ nhận hoa hồng
Xem thêm : Tam giác vuông cân là gì? Các tính chất của tam giác vuông cân
Lừa đảo qua hình thức “làm nhiệm vụ nhận quà” trên mạng xã hội rất phổ biến trong tình hình hiện tại, và thường diễn ra theo các bước sau:
- Quảng cáo hấp dẫn: Kẻ lừa đảo sử dụng các quảng cáo hấp dẫn về việc nhận quà miễn phí để thu hút sự quan tâm của người dùng.
- Tham gia nhiệm vụ: Khi người dùng quan tâm, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu họ tham gia vào các nhiệm vụ nhất định như trả lời câu hỏi, chia sẻ bài viết, hoặc nạp tiền vào tài khoản.
- Nhận lợi nhuận ban đầu: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, người dùng sẽ được nhận lợi nhuận ban đầu. Ví dụ: nhận được một khoản tiền nhỏ hoặc quà tặng nhỏ.
- Yêu cầu nhiệm vụ tiếp theo: Khi người dùng đã có lòng tin, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu họ hoàn thành các nhiệm vụ tiếp theo với số tiền nạp lớn hơn để nhận lợi nhuận cao hơn.
- Tiếp tục yêu cầu và kéo dài thời gian: Kẻ lừa đảo sẽ tiếp tục yêu cầu người dùng thực hiện các nhiệm vụ tăng cao, đòi hỏi số tiền nạp ngày càng lớn hơn và kéo dài thời gian để duy trì sự tham gia và hy vọng nhận được lợi nhuận.
- Kéo dài thời gian và yêu cầu thêm nhiệm vụ: Khi người dùng đã nạp số tiền lớn, kẻ lừa đảo có thể đưa ra lí do bảo trì hệ thống hoặc yêu cầu thêm nhiệm vụ tăng ca để tiếp tục nhận được lợi nhuận hoặc hoàn lại số tiền đã nạp. Những yêu cầu này có thể kéo dài thời gian và khiến người dùng mất kiên nhẫn và tiếp tục nạp tiền, và chuỗi lừa đảo tiếp tục lặp đi lặp lại đến khi nạn nhân nhận ra đã bị lừa.
2. Bị lừa lấy tiền qua Internet Banking có lấy lại được không?
Nếu chẳng may bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking, bạn hãy tố giác tội phạm lừa đảo đến cơ quan chức năng để có thể lấy lại tiền.
Theo đó, bạn cần đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để kiến nghị khởi tố vụ án hình sự. Tiếp theo họ sẽ điều tra, truy tố, xét xử, dùng những biện pháp tư pháp để buộc bội tội phạm trả tiền lại cho người bị hại.
Để lấy lại số tiền đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Vì chỉ có pháp luật mới có những chế tài xử phạt, truy cứu trách nhiệm hình sự và dùng các biện pháp tư pháp để buộc bọn tội phạm hoàn trả lại tài sản cho bạn.
Ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, buộc phải hoàn trả lại tài sản cho người bị hại mà bọn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có trách nhiệm, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Vì vậy nếu như bạn có thiệt hại do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản do chúng gây ra thì hãy trình báo để được bồi thường.
3. Cách lấy lại tiền bị lừa đảo chuyển tiền qua internet banking
Để lấy lại tiền khi bị lừa đảo, bạn hãy thực hiện theo 6 bước bên dưới:
- Bước 1: Bạn hãy tố giác tội phạm đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.
- Bước 2: Khi tố giác tội phạm để lấy lại tiền bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking thì bạn phải cung cấp đủ các bằng chứng, chứng cứ, tài liệu, tang vật, vật chứng liên quan,… đến cơ quan chức năng.
- Bước 3: Sau khi tiếp nhận đơn tố giác của bạn, cơ quan chức năng sẽ đánh giá và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.
- Bước 4: Cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra vụ án lừa đảo.
- Bước 5: Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xét xử và truy tố.
- Bước 6: Sau khi xét xử sơ thẩm, Tòa án sẽ ra một bản án hoặc quyết định cụ thể để buộc tội phạm lừa đảo trả lại tiền cho bị hại.
4. Cần bao lâu để lấy được tiền bị lừa đảo?
Thời gian để có thể truy cứu lấy lại số tiền bị lừa đảo có thể dao động từ vài tuần, thậm chí vài tháng, hoặc thậm chí vài năm, phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu người tham gia lừa đảo là cá nhân, cơ quan điều tra có thể dễ dàng tìm ra kẻ phạm tội, và quá trình điều tra tiền có thể nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, đối với lừa đảo có tổ chức, việc truy tìm và xử lý có thể mất nhiều thời gian hơn. Cơ quan điều tra cần thời gian để thu thập bằng chứng, tìm ra những mạng lưới phạm pháp và đối tượng liên quan. Quá trình này thường phức tạp và đòi hỏi sự hợp tác giữa các cơ quan an ninh và luật pháp quốc tế.
Trong quá trình điều tra, nếu có thể xác định và thu giữ tài sản của các cá nhân hoặc tổ chức lừa đảo, có thể có cơ hội khôi phục một phần hoặc toàn bộ số tiền bị mất. Tuy nhiên, việc trả lại tiền cho người bị hại không phải lúc nào cũng đảm bảo và phụ thuộc vào khả năng của cơ quan điều tra và hệ thống pháp luật của từng quốc gia.
Vì vậy, trong trường hợp bị lừa đảo, quan trọng nhất là thông báo ngay cho cơ quan chức năng và ngân hàng để bắt đầu quá trình điều tra và khôi phục số tiền mất càng sớm càng tốt.
5. 15 lưu ý sử dụng Internet Banking an toàn bạn không thể bỏ qua
Để tránh bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking, bạn hãy lưu ý 5 điều sau đây:
- Không cung cấp thông tin cá nhân và mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng. Nhân viên ngân hàng không được phép yêu cầu bạn cung cấp mã OTP qua bất kỳ hình thức nào.
- Luôn giữ mật khẩu và thông tin cá nhân của bạn an toàn. Không chia sẻ mật khẩu với bất kỳ ai và không sử dụng mật khẩu dễ đoán.
- Khi người liên hệ tự xưng là nhân viên ngân hàng. Bạn nên kiểm tra xem người liên hệ có phải là nhân viên ngân hàng hay không. Kiểm tra số điện thoại, địa chỉ email hoặc tên người liên hệ có trùng khớp với thông tin chính thức của ngân hàng không.
- Không cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản cho bất kỳ ai qua các kênh truyền thông xã hội như Facebook hay Zalo.
- Cẩn thận khi nhận thông tin từ cơ quan chức năng, hãy cẩn thận xác minh với cơ quan chức năng gần nơi bạn cư trú. Không cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản theo yêu cầu của bất kỳ ai qua điện thoại hoặc email.
- Không nhận tiền và chuyển tiền cho người khác mà bạn không biết hoặc không tin tưởng. Trong trường hợp nhận tiền từ nước ngoài, hãy kiểm tra kỹ trước khi chấp nhận và không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin tài khoản cá nhân cho bất kỳ ai.
- Luôn cảnh giác với các cuộc thi trúng thưởng và thông báo giành chiến thắng. Kiểm tra xem cuộc thi đó có phải là hợp lệ hay không và không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho những cuộc thi không rõ nguồn gốc và không đáng tin cậy.
- Kiểm tra danh tính và độ uy tín của những ứng dụng vay tiền online trước khi cung cấp thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng của bạn. Luôn đọc và hiểu rõ các điều khoản và điều kiện trước khi đồng ý vay tiền online.
- Sử dụng phần mềm bảo mật và cập nhật hệ thống của bạn thường xuyên để ngăn chặn các hoạt động gián điệp và tấn công từ phía hacker. Đảm bảo rằng bạn đã cài đặt và cập nhật các phần mềm diệt virus, tường lửa và phần mềm bảo mật khác để bảo vệ thiết bị của mình.
- Kiểm tra địa chỉ trang web trước khi đăng nhập Internet Banking của ngân hàng. Hãy chắc chắn rằng bạn đang truy cập vào trang web chính thức của bằng cách kiểm tra URL và xem xét chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) có hợp lệ không. Tránh truy cập vào các liên kết không đáng tin hoặc nhấp vào các quảng cáo đáng ngờ.
- Theo dõi các giao dịch trong tài khoản của bạn. Kiểm tra định kỳ và chi tiết các giao dịch để phát hiện sớm bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào, chẳng hạn như rút tiền không hợp lệ hoặc chuyển tiền không được phê duyệt. Liên hệ ngay với ngân hàng nếu bạn phát hiện bất kỳ hoạt động không xác định nào trong tài khoản của mình.
- Nâng cao kiến thức về an ninh mạng và lừa đảo. Đọc và tìm hiểu về các hình thức lừa đảo phổ biến, phương pháp bảo vệ cá nhân và những dấu hiệu cảnh báo. Cung cấp thông tin cho người thân và bạn bè về những mối nguy hiểm tiềm ẩn và cách để bảo vệ chính mình.
- Liên hệ với ngân hàng của bạn để biết thêm về các biện pháp bảo mật và hướng dẫn sử dụng Internet Banking an toàn. Ngân hàng có thể cung cấp cho bạn các khuyến nghị và quy định cụ thể để tránh các hình thức lừa đảo liên quan đến tài khoản ngân hàng của bạn.
- Hãy luôn giữ cảnh giác và tin tưởng vào cảm giác của bạn. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về một giao dịch hoặc yêu cầu, hãy kiểm tra lại và liên hệ với ngân hàng để được xác nhận. Đừng bao giờ bỏ qua cảnh báo và tin tưởng vào trực giác của bạn.
- Cuối cùng, hãy luôn cập nhật với các tin tức và cập nhật từ ngân hàng của bạn về các biện pháp bảo mật mới nhất và các mối nguy tiềm ẩn. Bằng cách đảm bảo rằng bạn luôn được thông báo về các thay đổi và hướng dẫn mới nhất, bạn có thể nâng cao khả năng bảo vệ tài khoản ngân hàng của mình trước các mối đe dọa mạng ngày càng phức tạp
Qua những thông tin mà VIB chia sẻ bên trên, bạn hãy cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking ngày càng tinh vi của kẻ xấu. Bạn hãy lưu ý, tuyệt đối không cho ai mã OTP cho dù đó là ngân hàng hay các cơ quan chức năng để bảo vệ tài sản của mình nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp