Đậu Đại học về cơ bản chỉ là khởi đầu cho một đoạn đường dài phía trước. Và trên thực tế có rất nhiều người dù đã đậu nhưng sau đó vẫn muốn chuyển trường. Vậy học Đại học có chuyển trường được không và cần lưu ý gì? Bài viết sau sẽ giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này cũng như thủ tục cần thiết để được chấp thuận chuyển trường.
Các lý do sinh viên muốn chuyển trường
Để lựa chọn ngành học và trường học chắc hẳn các bạn sinh viên đã trải qua quá trình suy xét rất kỹ. Mặc dù vậy, rất nhiều sinh viên ngay từ năm nhất đã cảm thấy mình không phù hợp và muốn chuyển trường. Trước khi tìm hiểu học Đại học có chuyển trường được không thì hãy cùng điểm qua các lý do mà sinh viên không muốn học chương trình hiện tại:
Bạn đang xem: Học Đại học có chuyển trường được không và cần học lại từ đầu không?
- Học phí của trường quá cao, vượt quá khả năng chi trả của gia đình.
- Chương trình đào tạo quá nặng và sinh viên không thể theo học.
- Sau khi tiếp xúc sinh viên cảm thấy ngành học không phù hợp.
- Việc học ngành khác ở trường khác mang đến cho các bạn nhiều cơ hội phát triển hơn trong tương lai.
Ngoài ra còn có nhiều lý do khách quan khác mà sinh viên không thể theo học ở trường hiện tại. Tùy theo hoàn cảnh của từng cá nhân mà mọi người sẽ suy xét xem có nên hay không việc chuyển sang một môi trường học mới.
Học Đại học có chuyển trường được không?
Nếu đang băn khoăn việc học Đại học có chuyển trường được không thì mọi người có thể yên tâm vì đáp án là CÓ. Những ai có nhu cầu chính đáng đạt đủ điều kiện hoàn toàn có thể xin chuyển trường. Vậy những điều kiện này là gì?
Không là sinh viên năm nhất hoặc năm cuối
Muốn chuyển trường thì trước tiên sinh viên phải đang học năm 2 hoặc năm 3. Cá nhân đang học năm nhất và năm cuối sẽ không được chấp nhận chuyển trường. Pháp luật đã quy định về vấn đề này để đảm bảo công tác giáo dục ở các trường được ổn định và chất lượng nhất.
Không bị kỷ luật của trường hiện tại
Học đại học có chuyển trường được không nếu sinh viên đang bị kỷ luật. Rơi vào trường hợp này thì mọi người sẽ không được chấp thuận yêu cầu chuyển trường. Chính vì vậy cho dù không thích ngành học, trường học hiện tại thì sinh viên vẫn không nên vi phạm các quy định.
Xem thêm: Không muốn học đại học thì làm gì?
Chuyển trường với ngành cùng nhóm ngành đang học
Để được chuyển trường thì sinh viên phải chọn cùng ngành học hoặc cùng nhóm ngành. Trường mới sẽ căn cứ vào kết quả thi trước đó để đánh giá xem sinh viên có thể theo học chương trình không. Do vậy mọi người không thể chọn ngành trái ngược với ngành đang học. Nếu muốn học khác ngành chỉ có cách thì lại và đăng ký xét tuyển Đại học lại.
Điều kiện về hộ khẩu thường trú
Ngoài ra sinh viên muốn chuyển trường còn cần đáp ứng các yêu cầu về hộ khẩu thường trú. Tức là sinh viên phải có hộ khẩu thường trú nằm trong vùng mà trường mới xét tuyển. Nếu hộ khẩu thường trú nằm ngoài các tỉnh thành quy định cũng không được chấp nhận.
Được sự đồng ý của 2 trường
Một điều kiện không thể thiếu đó là sinh viên phải được sự đồng ý của cả 2 trường. Nếu trường hiện tại hoặc trường muốn chuyển đến không chấp nhận thì thủ tục sẽ không thể hoàn thành. Do đó hãy tìm hiểu kỹ thông tin cả 2 điểm trường và có sự chuẩn bị hồ sơ tốt nhất.
Nếu đáp ứng những điều kiện này thì sinh viên hoàn toàn có thể đăng ký xin chuyển trường. Ngoài ra với trường hợp sinh viên đang nợ vẫn có thể xin chuyển trường nên các bạn sinh viên có thể hoàn toàn yên tâm.
Chuyển trường đại học có phải học lại từ đầu?
Học Đại học có chuyển trường được không và có phải học lại từ đầu không? Nếu sinh viên đã được chấp nhận vào học ở trường mới thì sẽ không cần phải học lại từ đầu.
Xem thêm : Phá hoại tài sản người khác dưới 2 triệu, có bị đi tù không?
Với các môn học trùng khớp giữa 2 trường, đặc biệt là những môn đại cương thì sẽ được giữ nguyên kết quả mà không phải học lại. Chính vì vậy cho dù ngôi trường hiện tại không phù hợp thì sinh viên vẫn nên chăm chỉ hoàn thành chương trình. Vì có thể một vài môn học sẽ giữ kết quả khi các bạn chuyển trường mới.
Bên cạnh đó nếu sinh viên muốn học lại thì cũng hoàn toàn có thể. Chương trình học Đại học khác với THPT. Mặc dù đã qua môn nhưng nếu không hài lòng và muốn cải thiện kết quả thì sinh viên có thể đăng ký học lại.
Kinh nghiệm chuyển trường đại học
Nói đến chuyển trường Đại học khá nhiều người băn khoăn và lo lắng. Cơ bản họ cảm thấy nếu chuyển trường đôi khi sẽ phí hoài khoảng thời gian trước đó. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người thì khi đã thấy không phù hợp mọi người hoàn toàn có thể chuyển trường.
Thủ tục tiến hành không quá phức tạp nhưng sinh viên sẽ cần lưu ý gửi hồ sơ xét duyệt cho cả 2 trường.
Với trường Đại học hiện tại
Chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin chuyển trường đúng mẫu và được điền đầy đủ thông tin.
- Công văn hoặc các xác nhận từ nhà trường muốn chuyển đến cho thất sinh viên được chấp nhận theo học.
Với hồ sơ nộp cho trường Đại học hiện tại thì mọi người mang đến phòng Công tác sinh viên. Hồ sơ sẽ được chuyển đến Hiệu trưởng xem xét và sau đó quyết định có đủ tiêu chuẩn hay không. Nếu được chấp nhận các bạn chỉ cần hoàn tất các khoản phí, hoặc nhà trường sẽ trả lại học phí mà sinh viên đã đóng. Cứ như vậy là đã hoàn thành thủ tục chuyển trường.
Với trường Đại học mới muốn chuyển
Về phía trường mới định chuyển sang học thì sinh viên cần cung cấp các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin chuyển trường đã được chấp nhận và được ký ở trường hiện tại.
- Xác nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT, giấy báo trúng tuyển hoặc các giấy tờ nhập học.
- Bảng kết quả học tập Đại học và rèn luyện cho đến hiện tại.
- Ngoài ra tùy từng trường mà có thể sẽ yêu cầu thêm các loại giấy tờ khác.
Hồ sơ cũng được chuyển đến phòng Công tác sinh viên của trường mới. Sau khi được chấp nhận thì sinh viên có thể tham gia ngay trong học kỳ tiếp theo. Tuy nhiên cần chú ý thời gian bắt đầu kỳ học mới. Bởi vì đúng quy định thì hồ sơ xin chuyển trường cần được nộp trước học kỳ ít nhất 2 tuần.
Xem thêm: Nợ môn có chuyển trường được không?
Trình tự thủ tục và hồ sơ để chuyển ngành, chuyển trường
Sinh viên sau một thời gian tiếp xúc với chuyên ngành mình đã chọn có thể có những yếu tố tác động đến làm bạn thay đổi định hướng cho tương lai. Có được chuyển trường đại học không luôn là nỗi trăn trở và đã được giải đáp ở bài viết trên.
Vậy, muốn chuyển trường đại học, ngành học bạn cần chuẩn bị những thủ tục và hồ sơ gì. Hãy tham khảo các bước dưới đây để quá trình xét duyệt diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ nhất.
Tìm hiểu quy định của trường đích
Mỗi trường đại học đều có quy định tuyển sinh khác nhau, bạn có thể chuyển trường đại học không còn phụ thuộc vào quy định mà ngôi trường đó đặt ra. Bạn hãy chắc chắn rằng trường đích bạn chọn có nhận hồ sơ cho những sinh viên muốn chuyển đến bằng cách tìm hiểu quy định của trường đích.
Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu quy định về chuyển ngành hoặc chuyển trường của trường mà bạn muốn chuyển đến. Trường thông thường sẽ có thông tin chi tiết về các yêu cầu, quy trình và thủ tục trên trang web hoặc văn bản hướng dẫn riêng.
Liên hệ trước và thỏa thuận với trường đích
Xem thêm : Vải Kate Hàn Là Gì? Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Chất Kate Hàn
Muốn biết học Đại học có chuyển trường được không, bạn cần liên hệ với trường đích và tư vấn viên sinh viên để thảo luận về khả năng chuyển ngành hoặc chuyển trường. Họ sẽ cung cấp cho bạn thông tin cụ thể về quy định và hướng dẫn đăng ký chuyển trường/ngành.
Chuẩn bị hồ sơ xin chuyển trường
Học đại học có chuyển trường được không cũng phụ thuộc hồ sơ bạn chuẩn bị. Theo quy định chung, thông thường bạn sẽ cần:
- Đơn xin chuyển trường/ngành: Đây là một đơn xin viết tay hoặc điền vào form mẫu đơn xin chuyển trường/ngành của trường đích. Đơn xin thông thường yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, thông tin về ngành học hiện tại và ngành học mới (nếu chuyển ngành), lý do chuyển trường/ngành và bất kỳ thông tin bổ sung nào.
- Bảng điểm: Bạn cần chuẩn bị bản sao của bảng điểm học tập tại ngôi trường hiện tại, bao gồm các kỳ học đã hoàn thành và điểm số đạt được.
- Chứng chỉ đã đạt được và giấy tờ khác theo yêu cầu (nếu có): Sinh viên cần cung cấp bản sao của chứng chỉ, giấy tờ hoặc bất kỳ tài liệu nào khác liên quan đến ngành học hoặc thành tích đặc biệt tại ngôi trường bạn đang theo học để tiện trong việc xét duyệt.
- Thư giới thiệu (nếu trường đích yêu cầu): Một số trường yêu cầu thư giới thiệu từ giảng viên hoặc cố vấn hướng nghiệp. Bạn nên chuẩn bị thư giới thiệu trước khi nộp đơn.
Nộp hồ sơ
Gửi hồ sơ và đơn xin chuyển trường/ngành đến phòng tuyển sinh hoặc bộ phận quản lý học tập của trường đích theo quy định, phần này sẽ tùy quy định của trường đích rằng bạn có thể nộp offline hoặc online. Sinh viên cần tuân thủ các thời hạn nộp hồ sơ và gửi đầy đủ tài liệu yêu cầu, vì không phải bất cứ thời điểm nào bạn cũng có thể chuyển ngành/ trường.
Chờ kết quả
Sau khi đã nộp đủ hồ sơ theo quy định của trường đích, trường sẽ xem xét và đưa ra quyết định về việc chuyển trường/ngành của bạn. Bạn có thể nhận được kết quả online hoặc giấy thông báo sau thời gian xem xét và thông báo kết quả (mỗi trường sẽ có thời gian trả kết quả khác nhau).
Chuyển trường đại học có khó không?
Học Đại học có chuyển trường được không và có khó không? Nhìn chung chuyển từ trường Đại học này sang trường khác thì không quá khó khăn. Từ những thông tin kể trên thì điều kiện để được chuyển trường khá đơn giản. Bình thường chỉ cần mọi người học đến năm 2, năm 3 thì hoàn toàn có thể xin chuyển trường.
Bên cạnh đó, thủ tục hồ sơ cũng không hề phức tạp. Nhưng sinh viên cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ một cách chỉnh chu, đảm bảo thông tin chính xác. Ngoài ra có thể tìm hiểu thêm kinh nghiệm từ các anh chị khóa trên đã từng chuyển trường, chuyển ngành để tham khảo thêm thông tin.
Điều kiện để chuyển trường và chuyển ngành đại học
Có được chuyển trường đại học không? Sinh viên muốn chuyển trường đại học nếu đã có cho mình định hướng mới, bạn cần đạt đủ những điều kiện dưới đây:
Theo Điều 16. Chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển hình thức học:
1. Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi có đủ các điều kiện sau:
- Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT
- Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;
- Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
2. Sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện sau:
- Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT
- Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến;
- Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện đảm đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến.
3. Sinh viên được xem xét chuyển từ đào tạo theo hình thức chính quy sang hình thức vừa làm vừa học hoặc đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo nếu còn đủ thời gian học tập theo quy định đối với hình thức chuyển đến.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết thẩm quyền, điều kiện, thủ tục chuyển chương trình, ngành đào tạo, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo hoặc chuyển hình thức học; việc công nhận kết quả học tập hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy đối cho sinh viên thuộc các trường hợp này.
Bài viết vừa giải đáp thắc mắc về việc học Đại học có chuyển trường được không. Việc chuyển trường là hoàn toàn bình thường và không hề khó khăn. Mặc dù vậy, sinh viên nên suy xét kỹ đừng nên vì cảm giác nhất thời hoặc đi theo phong trào mà từ bỏ trường Đại học hiện đang học.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp