Câu hỏi: Khu vực nam á có mấy miền địa hình chính
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Đáp án đúng A.
Khu vực Nam á có 3 miền địa hình chính.
Lý giải việc chọn đáp án đúng A là do:
Nam Á có ba miền địa hình gồm:
Xem thêm : Ma Kết Và Xử Nữ có hợp nhau không?
– Phía Bắc: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao trên 2000m, chạy hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 – 400 km. Là ranh giới quan trọng giữa khu vực Nam Á và Trung Á.
– Miền giữa: Vùng đồng bằng châu thổ sông Ấn-Hằng rộng lớn và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rập đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 – 350 km.
– Phía Nam: Đại hình sơn nguyên Đê -can tương đối thấp, bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát tây, Gát Đông.
Khí hậu Nam Á: đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:
+ Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh, khô, mùa hạ nóng, ẩm.
+ Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.
+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kix-tan có khí hậu nhiệt đới khô.
Xem thêm : Fe + HNO3(đặc, nóng) → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O | Fe ra Fe(NO3)3
– Sông ngòi: dày đặc, có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Ba-ra-pút.
– Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Nhân tố địa hình ảnh hưởn rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu
Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu đặc biệt là lượng mưa.
– Dãy Himalaya ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, vì vậy đã làm cho sườn nam có lượng mưa rất lớn, trung bình 2000 đến 3000 mm/năm. Nhưng ở sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa rất ít.
– Khi gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp bức chắn của dãy Himalaya, chuyển hướng đông nam nên đồng bằng sông Hằng có lượng mưa rất lớn.
– Do ảnh hưởng của dãy núi Gát Tây nên gió Tây Nam thổi vào đã trút mưa xuống đồng bằng ven biển, khi vào đến cao nguyên Đêcan lượng mưa rất ít.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp