Giấy tờ công chứng hiệu lực 6 tháng có đúng không là băn khoăn của nhiều người, bởi khi thực hiện một số thủ tục cán bộ thụ lý hồ sơ ngoài yêu cầu giấy tờ công chứng còn yêu cầu cả bản gốc các loại giấy tờ này để xác minh.
Chào bạn, Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực.
Bạn đang xem: Giấy tờ công chứng chỉ có hiệu lực 6 tháng đúng không?
Về nguyên tắc có thể hiểu, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.
Tuy vậy thực tế, bản sao được công chứng, chứng thực thường được chia thành 02 loại là bản sao hữu hạn và bản sao vô thời hạn. Cụ thể như sau:
– Với bản sao vô thời hạn: Là bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô… trừ khi bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
– Với bản sao hữu hạn: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng), sơ yếu lý lịch, CMND… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng khi bản gốc còn hạn sử dụng.
Xem thêm : Tổng hợp tất cả thông tin về gen mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Bên cạnh đó, khi thực hiện các thủ tục hành chính cán bộ thụ lý hồ sơ có quyền yêu cầu người làm thủ tục xuất trình bản chính (là bản gốc) để đối chiếu chứ không có quyền yêu cầu nộp bản sao mới.
Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định về thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực từ bản chính và có thể hiểu bản sao y có giá trị pháp lý đến khi bản gốc bị thay đổi, không còn giá trị pháp lý.
Với các loại giấy tờ có thể có sự thay đổi như giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất…, các cơ quan thụ lý giải quyết thủ tục hành chính thường yêu cầu và chỉ chấp nhận khi giấy tờ được chứng thực trong vòng 6 tháng, với mục đích đảm bảo tính cập nhật, tính xác thực, đồng thời đảm bảo an toàn cao nhất cho giao dịch.
Pháp luật không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực.
Bản sao Chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu?
Luật Công chứng 2014 không có bất kỳ quy định về việc hạn chế thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực hay được cấp từ sổ gốc.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì:
Xem thêm : Tin Tức Xây Dựng
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
…
Có thể thấy, về nguyên tắc thì bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch và thủ tục hành chính là không hạn chế thời hạn. Tuy nhiên, Chứng minh nhân dân chỉ có hiệu lực trong thời gian 15 năm kể từ ngày cấp, vì vậy thời hạn sử dụng của bản sao cũng sẽ phụ thuộc vào thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân bản gốc.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy thời hạn sử dụng của bản sao Chứng minh nhân dân phụ thuộc vào thời hạn sử dụng của Chứng minh bản gốc.
Mới đây, tại Dự thảo Luật Căn cước công dân quy định chuyển tiếp theo hướng CMND còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Như vậy nếu như nội dung tại Dự thảo Luật được thông qua thì CMND và bản sao của CMND chỉ có giá trị sử dụng đến 01/01/2025.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp