Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận bông hoa cổ nhất thế giới đã nở cách đây 65 triệu năm tại Nam Mỹ; đóa hoa lớn nhất có đường kính hơn 1m thuộc giống hoa huệ trên một hòn đảo giữa Thái Bình Dương, bông hoa nhỏ nhất là một loài tảo với đường kính 0,7mm; còn bông hoa cực hiếm chỉ nở cứ sau mỗi… 160 năm.
Là một loài thuộc họ quắn hoa (Proteaceae), có tên khoa học là Protea Cynaroides vốn nổi danh qua tên gọi hoa Hoàng cung, cũng chính là biểu tượng Quốc hoa của Cộng hòa Nam Phi. Lịch sử câu chuyện về loài hoa cực hiếm này khởi sự trong năm 1774, khi các hạt giống đầu tiên của Protea Cynaroides được đem từ Nam Phi về London (Anh).
Bạn đang xem: Top 16 Loài hoa hiếm nhất thế giới
Xem thêm : Cho con bú có được ăn đồ lạnh không?
Sau khi gieo trồng và được bảo quản chăm chút, hoa đã nở đúng 52 năm sau đó – vào năm 1826. Nhưng khi đấy người ta chưa phát minh ra máy ảnh để lưu trữ hình dáng hoa, vì vậy loài hoa Hoàng cung Nam Phi mặc nhiên trở thành một huyền thoại tồn tại giữa đời thường. Suốt gần 2 thế kỷ kế tiếp, nhiều thế hệ các nhà thực vật học Anh luôn tập trung chăm chút giống hoa Protea Cynaroides từng li từng tí, chỉ nhằm nuôi hy vọng đến ngày hoa… chịu nở. Cuối cùng niềm vui đã mỉm cười với họ vào năm 1986 tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew Gardens ở phía tây nam thủ đô London, được giới khoa học quốc tế nhất trí đánh giá như là “sự kiện thực vật của thế kỷ XX”.
Bông hoa Hoàng cung đầu tiên có đường kính 23cm, rồi 4 bông hoa khác cũng lần lượt nở theo cùng chu kỳ kéo dài 160 năm. Nhà thực vật học uyên bác Martin Staniforth đã dành trọn nửa thế kỷ chuyên tâm với giống hoa Hoàng cung này, ông tự hào kể lại: “Những bông hoa mọc năm 1986 được chúng tôi tập trung theo dõi ngay từ 5 năm trước, thân cây chứa hoa phát triển nhanh hơn mức bình thường trong tự nhiên nhờ vào những thành tựu khoa học.
Xem thêm : Bột Bắp Tài Ký
Với sự trợ giúp của máy tính điện tử chúng tôi tính toán chất đất thích hợp, chế độ chăm tưới, nhiệt độ tương ứng… tuyệt đối không dùng phân nhân tạo, mà chỉ bón bằng phân hữu cơ phù hợp với thổ nhưỡng truyền thống ở Nam Phi.
Ngoài ra chúng tôi cũng thêm vào muối khoáng, cũng như một vài hợp chất khác để hoa không mất đi màu sắc truyền thống, bởi tiết trời sương mù phổ biến tại London khiến cho hoa dễ “ngả vàng” hơn”.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp