Vấn đề cơ bản của triết học

Tại sao đó là vấn đề cơ bản của triết học?

Lịch sử đấu tranh triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Có thể nói, chính các vấn đề cơ bản của triết học được xem là “chuẩn mực” để phân biệt giữa hai chủ nghĩa triết học này.

Trên thực tế, các hiện tượng mà chúng ta vẫn thường gặp trong cuộc sống chỉ gói gọn trong hai loại: hiện tượng vật chất (tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta) hoặc hiện tượng tinh thần (tồn tại bên trong chúng ta).

Vấn đề cơ bản của triết học:

Nội dung vấn đề cơ bản của triết học

  • Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

  • Thuyết có thể biết( khả tri luận) và thuyết không thể biết( bất khả tri luận)

Iấn đề cơ bản của triết học

1. khái niệm:

Chúng ta biết rằng triết học khác với một số loại hình nhận thức khác, trước khi giải quyết các vấn đề cụ thể nó buộc phải giải quyết vấn đề có ý nghĩa nền tảng làm điểm xuất phát để giải quyết tất cả các vấn đề, đó là vấn đề giữa vật chất và ý thức.

Ăngghen viết:” Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức hay giữa tồn tại và tư duy”.

2. hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học:

Vấn đề cơ bản của triết học được chia thành 2 mặt trả lời cho 2 câu hỏi lớn:

  • Mặt thứ nhất : giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? ( bản thể luận)

Nói cách khác, khi truy tìm nguyên nhân cuối cùng của sự vật hiện tượng hay sự vận động đang cần giải thích thì nguyên nhân vật chất hay nguyên nhân tinh thần đóng vai trò là cái quyết định.

Ta có thể giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học dựa trên 3 cách sau:

  1. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức
  2. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất
  3. Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn nhau

Hai cách giải quyết đầu tiên tuy có đối lập nhau về nội dung, tuy nhiên điểm chung của hai cách giải quyết này đều thừa nhận một trong hai nguyên thể (ý thức hoặc vật chất) là nguồn gốc của thế giới. Cách giải quyết một và hai thuộc về triết học nhất nguyên.

Triết học nhất nguyên bao gồm hai trường phái: trường phái triết học nhất nguyên duy vật và trường phái triết học nhất nguyên duy tâm.

Cách thứ ba thừa nhận ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, cả hai nguyên thể (ý thức và vật chất) đều là nguồn gốc của thế giới. Cách giải thích này thuộc về triết học nhị nguyên.

– Mặt thứ hai: con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? (Nhận thức luận)

Nói cách khác, khi khám phá sự vật hiện tượng con người có dám tin rằng mình nhận thức được sự vật hiện tượng hay không

Đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng như duy vật đều cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới. Tuy nhiên:

Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức thế giới( khả tri luận). Song do vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy. Một số nhà triết học duy tâm khác theo “Bất khả tri luận” lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.

II. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành 2 trường phái lớn là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

  • Những nhà triết học theo CNDV cho rằng

 Bản chất của thế giới là vật chất  Vật chất có tính thứ nhất, vật chất có trước và quyết định ý thức

NHƯ VẬY:

  • CNDV chất phác: quan niệm về thế giới mang tính trực quan, cảm tính, chất phác nhưng đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích thế giới
  • CNDV siêu hình: quan niệm thế giới như 1 cỗ máy khổng lồ, các bộ phận biệt lập tĩnh tại. Tuy còn hạn chế về phương pháp luận siêu hình, máy móc nhưng đã chống lại quan điểm duy tâm trong giải thích về thế giới
  • CNDV biện chứng: do Các và Ph.Ăngghen sáng lập-lênin phát triển: khắc phục hạn chế của CNDV trước đó => đạt tới trình độ: duy vật triệt để trong cả tự nhiên và xã hội, biện chứng trong nhận thức, là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới. Và đây cũng là hình thức cao nhất của CNDV

2. Chủ nghĩa duy tâm

a)CNDT có 1 số đặc điểm cụ thể:

  • CNDT cho rằng tinh thần có trước, vật chất có sau, thừa nhận sự sáng tạo thế giới của các lực lượng siêu nhiên
  • Là thế giới quan của giai cấp thống trị và các lực lượng xã hội phản động
  • Liên hệ mật thiết với thế giới quan tôn giáo
  • Chống lại CNDV và KHTN
  • Là hình thức nhất nguyên luận và nhị nguyên luận trong triết học

b) Các hình thức của CNDT : CNDT khách quan và CNDT chủ quan

điểm giống nhau: thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức

_ khác nhau:

-CNDT khách quan: cho rằng tinh thần là tinh thần khách quan, độc lập với con người và giới tự nhiên( Platon, Hegel)

  • Platon cho rằng: thế giới này được sinh ra từ ý niệm tuyệt đối

  • Hegel cho rằng: Thế giới này được sinh ra từ tinh thần tuyệt đối

  • CNDT chủ quan cho rằng vật chất được tồn tại phụ thuộc vào cảm giác ( David Hium, Beccoli)

III. Thuyết có thể biết( khả tri luận) và thuyết không thể biết( bất khả tri luận)

1. Khả tri luận

Khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự vật, những cái mà con người biết về nguyên tắc là phù hợp với chính sự vật

2. Bất khả tri luận

Con người không thể hiểu được bản chất thật sự của đối tượng. Các hiểu biết của con người về tính chất, đặc điểm… của đối tượng mà dù có tính xác thực cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng vì nó không đáng tin cậy.

3. Hoài nghi luận

Nghi ngờ trong việc đánh giá tri thức đã đạt được và cho rằng con người không thể đạt đến chân lí khách quan

Như vậy, vấn đề cơ bản của triết học có các thuyết như sau:

  • Nhất nguyên luận: cho rằng thế giới chỉ có một bản nguyên duy nhất tạo ra, hoặc là tinh thần hoặc là vật chất. Gồm nhất nguyên luận duy vật và nhất nguyên luận duy tâm
  • Đa nguyên luận: cho rằng có nhiều bản nguyên khác nhau tồn tại
  • Nhị nguyên luận: thừa nhận 2 thực thể vật chất và ý thức song song tồn tại và không phụ thuộc lẫn nhau

PHƯƠNG PHÁP SIÊU HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG

1. Định nghĩa

-biện chứng: nghĩa xuất phát của từ biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận( do Xôcrat dùng)

Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức thếế giới với quan điểm cơ bản cho rằằng, sự tồằn tại của mọi sự vật và hiện tượng của thếế giới khách quan nói chung đếằu ở trong những mồếi liên hệ, trong sự vận động và phát triển theo những quy luật khách quan vồến có của nó.

  • siêu hình: nghĩa xuất phát của từ siêu hình là dùng đ ch triếếtể ỉ h c, v i tnh cách là khoa h c siếu c m tnh, phi th c nghi m( do Arixọ ớ ọ ả ự ệ tot dùng)

Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức thếế giới với quan điểm cơ bản cho rằằng, mọi sự vật và hiện tượng của thếế giới vật chấết đếằu tồằn tại cô lập lấẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái

định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

b) Phương pháp biện chứng

Phương pháp biện chứng là phương pháp:

  • Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.

  • Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn có cả cái “vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.

Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong lịch sử triết học chủ yếu về mặt nguyên tắc và phương pháp nhận thức thế giới khách quan. Trong việc nghiên cứu của khoa học tự nhiên, thì vấn đề phân chia thế giới hiện thực thành các thuộc tính, bộ phận, hệ thống tĩnh tại và tách rời nhau đều là những điều kiện cần thiết cho nhận thức khoa học. Nhưng sẽ không đúng, nếu từ đó rút ra kết luận cho rằng phép siêu hình là thế giới quan khoa học và đúng đắn nhất. Cần phải phân biệt một bên là phương pháp trừu tượng hoá tạm thời cô lập sự vật và hiện tượng khỏi mối liên hệ chung, tách khỏi sự vận động và phát triển để nghiên cứu chúng, với một bên là phép siêu hình với tư cách là thế giới quan của triết học.

Chia sẻ