Rau muống rất phổ biến ở nước ta, đây là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết có ăn được loại rau này không? Vì nhiều người đồn đoán rằng loại rau này không tốt cho bà bầu, có thể gây giãn tĩnh mạch, ảnh hưởng thai nhi. Bài viết dưới đây từ Long Châu sẽ giải đáp thắc mắc bầu ăn rau muống được không và hướng dẫn cách ăn an toàn.
Mẹ bầu ăn rau muống được không?
Trong thời kỳ mang thai, chị em nên bổ sung đa dạng các loại rau củ quả để đảm bảo cơ thể nhận được vitamin và khoáng chất cần thiết. Đặc biệt, nhóm thực phẩm giàu chất xơ, giúp chị em giảm nguy cơ táo bón khi mang thai.
Bạn đang xem: Bầu ăn rau muống được không? Có bị suy giãn tĩnh mạch không?
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định bà bầu có thể ăn rau muống nhưng phải ăn đúng cách, nấu chín kỹ, không ăn rau sống. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai bị đau nhức do viêm khớp, viêm đường tiết niệu, bệnh gút thì không nên ăn rau muống để tránh tình trạng bệnh xấu hơn.
Rau muống là một trong những loại rau phổ biến, dễ ăn và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Rau muống có hàm lượng axit folic tự nhiên giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ngoài ra loại rau này còn được biết đến với hàm lượng sắt và canxi dồi dào, dễ hấp thụ, rất cần thiết cho phụ nữ mang thai.
Lợi ích của ăn rau muống với mẹ bầu
Bầu ăn rau muống được không? Rau muống chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Cụ thể, trong 100g rau muống có những giá trị dinh dưỡng như sau: 3g protein, 0.3g chất béo, 5.4g carb, 1g chất xơ, 73mg canxi, 2.5mg sắt, 50mg phốt pho, 6.300 IU vitamin A, 0.07mg vitamin B1, 32mg vitamin C.
Thanh nhiệt cơ thể
Trong Đông y, rau muống đóng vai trò như một bài thuốc thanh nhiệt giải độc hiệu quả. Loại rau này có tính hàn, nếu bà bầu ăn với lượng vừa đủ có tác dụng giải nhiệt cơ thể.
Ngăn ngừa thiếu máu
Xem thêm : Sự khác biệt giữa hiệu quả (Effectiveness) và hiệu suất (Effciency)
Trong 100g rau muống có 2.5mg sắt. Đây là loại sắt tự nhiên giúp cải thiện quá trình tái tạo máu, hạn chế tình trạng thiếu máu thai kỳ mà bà bầu thường gặp phải.
Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường là hội chứng thường gặp khi mang thai không thể tránh khỏi. Rau muống chứa các chất dinh dưỡng giống như insulin có tác dụng cân bằng lượng đường trong máu và giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.
Ngăn ngừa táo bón thai kỳ
Ăn rau muống khi mang thai là một cách bổ sung chất xơ để chống táo bón hiệu quả. Hàm lượng chất xơ này làm tăng nhu động ruột và kích thích hệ tiêu hóa giảm triệu chứng táo bón.
Phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi
Rau muống chứa nhiều axit folic ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Việc bổ sung rau muống vào chế độ ăn khi mang thai hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Từ những lợi ích trên, mẹ bầu có thể ăn rau muống với liều lượng vừa đủ để đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ.
Cung cấp vitamin A, B, C chống lão hoá da
Rau muống rất giàu vitamin A, C và beta-caroten. Đây là những hợp chất cần thiết để cải thiện tình trạng da và chống lão hóa da cho bà bầu trong suốt thai kỳ.
Bổ sung thêm canxi giảm đau cơ, chuột rút thai kỳ
Hàm lượng canxi trong rau muống có thể giúp giảm đau cơ và chuột rút thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Hướng dẫn ăn rau muống cho bà bầu
Xem thêm : Cá tầm làm món gì ngon? Gợi ý 10 món ăn ngon nhất từ cá tầm
Sau khi biết mẹ bầu ăn rau muống được không thì bà bầu cũng nên lưu ý đến cách ăn rau muống đúng cách như sau:
- Lượng rau muống có thể ăn hàng trong một ngày phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của thai phụ. Nếu mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức xương khớp, gút, huyết áp cao, viêm đường tiết niệu không nên ăn rau muống.
- Mẹ bầu chỉ nên ăn rau muống 2 – 3 lần/tuần và không quá 300g một ngày và bổ sung thêm nhiều loại rau khác. Nhớ rửa sạch rau trước khi chế biến và nấu chín trước khi ăn. Không nên ăn quá nhiều rau muống một lúc hoặc trong nhiều ngày liên tiếp dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
- Chế biến đúng cách: Rau muống thường có ký sinh trùng, sán nên cần chọn mua rau sạch, không thuốc trừ sâu, hoá chất,… Nên rửa rau với nước muối loãng và nấu chín kỹ trước khi ăn, không ăn rau muống sống.
Bà bầu ăn rau muống có bị suy giãn tĩnh mạch không?
Trên thực tế, rau muống dễ ăn và mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe nhưng không ít tin đồn rằng phụ nữ mang thai ăn rau muống có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch và mệt mỏi. Đây là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu lo lắng không biết bầu ăn rau muống được không? Vậy sự thật là gì?
Giãn tĩnh mạch khi mang thai là một hiện tượng phổ biến xảy ra do áp lực trong tử cung tăng lên chèn ép tĩnh mạch chủ dưới cơ thể, kèm theo đó là sự gia tăng hormone progesterone dẫn đến tình trạng viêm giãn tĩnh mạch gia tăng. Biểu hiện thường gặp nhất là nổi các đường gân xanh tím trên các vùng da như bắp chân, âm hộ hoặc các vị trí khác. Ngoài ra các yếu tố như béo phì, mang đa thai hoặc đứng lâu cũng dẫn đến giãn tĩnh mạch. Qua đây cho thấy ăn rau muống không liên quan giãn tĩnh mạch mà đây là triệu chứng thông thường khi mang thai. Ngược lại chất xơ và vitamin C trong rau muống cải thiện vấn đề xương khớp và giãn tĩnh mạch.
Những lưu ý khi bà bầu ăn rau muống
Bà bầu khi ăn rau muống cần chú ý chế biến và sử dụng như sau:
- Phải rửa sạch rau trước khi chế biến, ngâm nước muối và rửa nhiều lần. Bạn nên chọn nguồn thực phẩm uy tín.
- Tốt hơn hết là không nên ăn gỏi rau muống để tránh các loại giun sán và tránh ngộ độc thực phẩm.
- Không nên vừa ăn rau muống vừa uống sữa để tránh rau muống làm cơ thể khó hấp thu canxi.
- Nếu đang có vết thương ngoài da thì không nên ăn rau muống tránh sẹo lồi.
- Trong trường hợp của mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe hay suy nhược cơ thể thì không nên ăn rau muống.
- Rau muống tốt cho sức khoẻ nhưng bà bầu không nên ăn quá 2-3 lần/ tuần.
Tóm lại, mẹ bầu ăn rau muống được không thì câu trả lời là có. Rau muống là loại thực phẩm chứa nhiều axit folic tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, vì vậy bà bầu nên ăn rau muống để hạn chế thai nhi dị tật bẩm sinh, bổ sung chất xơ để tránh táo bón thai kỳ. Khi thể trạng người mẹ không tốt thì tuyệt đối không được ăn rau muống để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp