Mang thai 3 tháng đầu ăn cà tím được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu trong giai đoạn quan trọng này. Nhờ chứa nhiều dưỡng chất, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn cà tím với một lượng vừa phải. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng của Tổ hợp y tế MEDIPLUS thì phụ nữ mang thai cần lưu ý cách dùng để không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Để biết thêm chi tiết, mẹ bầu hãy tìm hiểu ngay!
Xem thêm:
Bạn đang xem: Mang thai 3 tháng đầu ăn cà tím được không? Lợi hay hại tùy cách dùng
- Bầu 3 tháng đầu ăn su su được không?
- Bầu 3 tháng đầu ăn cải xanh được không? Bật mí cách ăn đúng và an toàn
1. Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có ăn được ăn cà tím không?
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể ăn cà tím với hàm lượng vừa phải. Vì đây là loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết trong suốt quá trình mang thai.
Cà tím là một loại thực vật ít calo, giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Trung bình 1 quả cà tím sẽ cung cấp 15gr vitamin E. Có tác dụng hỗ trợ hình thành các tế bào hồng cầu và cơ bắp ở thai nhi. Thêm vào đó, cà tím cung cấp một lượng axit folic cần thiết giúp giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở bé.
Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), trong 100gr cà tím chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
Thành phần Định lượng Lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi Nước 92.5g Bổ sung nước và thúc đẩy quá trình trao đổi chất Chất xơ 1.5g Cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón Carbohydrate 4.5g Tăng cường năng lượng cho cơ thể Vitamin C 15mg Tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bị cảm cúm ở mẹ bầu Vitamin B1 0.039mg Tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu và phát triển trí não ở thai nhi Vitamin B6 0.084 Giúp mẹ bầu giảm tình trạng ốm nghén, buồn nôn Folate 22mcg Hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ Vitamin K 3.5mcg Hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả Kali 229mg Có tác dụng kiểm soát huyết áp và điều hòa nhịp tim Phốt pho 24mg Duy trì sự cân bằng của các dưỡng chất và hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả. Sắt 0.4mg Hạn chế khả năng bị thiếu máu ở phụ nữ mang thai Magie 14mg
2. 5 Tác dụng của cà tím đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi
Cà tím chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu, cũng như hỗ trợ sự phát triển cho thai nhi. Cụ thể, cà tím mang đến một số lợi ích sau:
2.1. Cà tím giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ
Theo bác sĩ, axit folic là một trong những chất quan trọng cần bổ sung đầy đủ trong suốt quá trình mang thai. Bởi vì chất này có thể giúp cơ thể sản sinh lượng máu thiết yếu giúp mẹ bầu khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chẳng hạn như nút đốt sống, rối loạn não,…
Xem thêm : Thịt gà nấu với rau gì cho bé ăn dặm thì tốt nhất?
Trung bình trong một chén cà tím chứa khoảng 47 mcg axit folic, tương đương 8% nhu cầu mỗi ngày. Do đó, sử dụng cà tím thường xuyên giúp tăng lượng axit folic trong cơ thể, góp phần bảo vệ mẹ bầu và bé.
2.2. Kiểm soát lượng đường huyết
Cà tím giàu chất xơ và ít carbohydrate hòa tan nên có thể hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu. Từ đó ngăn ngừa cơ thể hấp thụ glucose – một trong những nguy cơ gây bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh đó, chất polyphenol trong loại thực phẩm này cũng góp phần giúp kiểm soát lượng đường huyết, phòng ngừa bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai.
2.3. Bảo vệ các tế bào cơ thể trong 3 tháng đầu
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hợp chất hữu cơ anthocyanin trong vỏ cà tím là chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi tình trạng bị các gốc tự do gây tổn thương. Ngoài ra, hợp chất này còn có khả năng ngăn ngừa quá trình tích tụ sắt dư thừa – nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
2.4. Cà tìm giúp giảm cholesterol trong máu
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu thường rất ít vận động nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân chính khiến mỡ tích tụ trong máu và gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và bé.
Theo nhiều nghiên cứu, sử dụng cà tím thường xuyên giúp phụ nữ mang thai giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, đồng thời tăng nồng độ cholesterol tốt cho cơ thể.
2.5. Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả trong 3 tháng đầu tiên
Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, phụ nữ mang thai thường rất dễ bị táo bón do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Việc này làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột và quá trình đẩy chất thải ra ngoài.
Trong 100gr cà tím chứa 1.5gr chất xơ, do đó sử dụng cà tím có thể giúp mẹ bầu cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa cũng như khắc phục chứng táo bón thai kỳ.
3. Ăn cà tím sao cho đúng?
- Ăn cà tím với liều lượng vừa phải: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên sử dụng 100 – 200gr cà tím và dùng tối đa 2 – 3 ngày/tuần.
- Nên sử dụng cà tím vào buổi tối: Theo các nhà khoa học, ăn cà tím vào bữa tối giúp cơ thể thanh lọc tốt hơn và hỗ trợ gan giảm tải công việc.
Lưu ý:
- Chất nhựa trong cà tím có thể gây hại cho cơ thể. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu cần rửa sạch và ngâm cà tím thái lát trong nước muối pha loãng để loại bỏ độc tố. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai không được ăn cà tím sống hoặc nấu chưa chín.
- Ngoài ta, lựa chọn quả cà tím ngon cũng là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Khi mua, mẹ bầu nên chọn những quả có vỏ mịn và sáng bóng. Phần đầu còn cuống tươi và dính chặt vào quả.
Những đối tượng không nên ăn cà tím:
- Mẹ bầu mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, xương khớp hay thận thì không nên sử dụng cà tím. Vì thành phần axit oxalate trong loại thực phẩm này khiến tình hình bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Phụ nữ mang thai có tiền sử bị dị ứng không nên ăn cà tím. Bởi vì 1 trong số các loại protein trong cà tím có tác dụng như histamin hàm lượng cao gây ra hiện tượng ngứa ở da. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi mẹ bầu ăn cà tím sống, chưa nấu chín hoặc uống nước ép cà tím.
4. Bật mí 3 món ăn ngon từ cà tím tốt cho mẹ bầu
CÀ TÍM NƯỚNG
- Nguyên liệu: 4 quả cà tím, 100gr hành lá, hành tím, tỏi, ớt tươi, 50gr đậu phộng, gia vị.
- Cách thực hiện: cà tím rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng 5 phút. Dùng tăm xăm quanh trái cà tím. Làm nóng 2 muỗng dầu oliu, cho hành tím và hành lá cắt nhỏ vào đảo đều cùng chút muối, đường. Nướng cà tím trên bếp, trở đều tay đến khi lớp vỏ bong ra. Dùng đũa tách dọc quả cà tím và rưới mỡ hành lên, rắc đậu phộng. Dùng cùng với nước mắm ngọt pha loãng.
CÀ TÍM HẤP ĐẬU HŨ
- Nguyên liệu: 2 quả cà tím, 2 miếng đậu hũ, nước tương, tỏi băm, hành lá, ớt băm, gia vị.
- Cách thực hiện: Thái đậu hũ thành từng lát dày 1cm. Cắt nhỏ cà tím thành những miếng vừa ăn. Cho đậu hũ và cà tím vào nồi hấp chín trong vòng 10 phút. Phi thơm tỏi, sau đó cho ớt băm, nước tương và hạt tiêu vào đảo đều để làm nước sốt. Rưới nước sốt lên phần đậu hũ và cà tím hấp, rắc hành lá và thưởng thức.
CÀ TÍM NHỒI THỊT SỐT CÀ CHUA
- Nguyên liệu: 2 quả cà tím, 100gr thịt băm, 40gr bột bắp, 2 quả trứng, gia vị.
- Cách thực hiện: Trộn đều thịt băm cùng hành lá, gừng, muối và 1 quả trứng. Thái cà tím thành từng khoanh dày khoảng 8mm rồi xẻ làm đôi nhưng không làm đứt rời miếng. Nhồi thịt vào giữa cà tím. Trộn 30gr bột ngô cùng 1 quả trứng, nhúng cà tím nhồi thịt vào trước khi đem chiên vàng. Trộn gừng, ớt băm, hành băm cùng 3 thìa nước tương, 2 thìa đường, 1 thìa dấm, 1 thìa nước và 10gr bột bắp còn lại. Đổ hỗn hợp lên chảo và đun lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc sệt thì cho cà tím đã chiên vào đảo đều 2 – 4 phút.
5. Một số tác dụng phụ khi ăn cà tím quá nhiều
Cà tím chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao cần thiết cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, mẹ bầu có thể gặp các tác dụng phụ sau:
- Có khả năng cao bị sảy thai: cà tím chứa một lượng lớn phytohormone – hoạt chất hỗ trợ điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt, giúp lợi tiểu và thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, nếu phụ nữ mang thai sử dụng quá nhiều cà tím có thể gây sảy thai.
- Gây ảnh hưởng đến dạ dày: sử dụng quá nhiều cà tím làm tăng nồng độ axit bên trong dạ dày. Điều này khiến mẹ bầu khó chịu, bị ợ nóng, buồn nôn hoặc trào ngược dạ dày.
- Khó hấp thụ chất sắt: vỏ cà tím chứa nasunin làm phá vỡ sự liên kết giữa các tế bào trong cơ thể và sắt. Do đó, nếu mẹ bầu lạm dụng cà tím sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ.
- Có nguy cơ cao bị sinh non: theo nhiều nhà khoa học, vỏ cà tím có thể còn tồn dư chất toxoplasmosis trong quá trình canh tác. Đây là một hoạt chất có thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ bầu cần rửa sạch cà tím cẩn thận trước khi chế biến.
- Gây dị ứng: trong 3 tháng đầu mang thai, sự thay đổi nội tiết tố cơ thể có thể khiến mẹ bị dị ứng với cà tím. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị nổi mề đay, nổi mẩn ngứa khi ăn cà tím. Nghiêm trọng hơn, mẹ bầu có thể bị khó thở, sưng phù cơ thể hoặc sốc phản ứng.
Thông qua những thông tin trên, câu hỏi mang thai 3 tháng đầu ăn cà tím được không đã được trả lời – đó là CÓ. Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, mẹ bầu có thể sử dụng cà tím với hàm lượng vừa phải để tăng cường sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần tuân thủ những lưu ý được khuyến cáo trên. Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 19003366 để được hỗ trợ chi tiết.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp