Chắc hẳn bất kỳ phụ nữ mang thai nào, trước khi nhấm nháp đậu phụ đều sẽ tự hỏi “Bà bầu có được ăn đậu phụ không?” Có thể nói, đậu phụ là một thực phẩm giàu protein và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe được khuyến khích cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cũng có những rủi ro nhất định liên quan đến việc tiêu thụ nó. Vậy, đâu là những mặt lợi và hại cũng như nên ăn đậu phụ bao nhiêu là an toàn?
- Mức phí thi bằng lái xe A1, B1 và B2 từ ngày 01/8/2023
- Sữa Dưỡng Thể Vaseline Trắng Da Điểm 10 200ml
- Tài chính là gì? Bản chất và chức năng của tài chính
- Ngày 5/6 là ngày gì? Hé lộ các sự kiện lịch sử quan trọng và cung hoàng đạo tương ứng
- Cách tính tiền tạm ứng án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai
1. Tìm hiểu về đậu phụ
1.1. Đậu phụ là gì?
Đậu phụ (tofu) là một chế phẩm đậu nành được làm từ sữa đậu nành đông lại, đóng gói dưới dạng khối như viên gạch với các kết cấu khác nhau, có khả năng hấp thụ tốt bất kỳ hương vị nào được sử dụng trong quá trình nấu nướng.
Bạn đang xem: Bà bầu có được ăn đậu phụ không và những thắc mắc thường gặp
Đậu phụ là một thực phẩm chứa nhiều sắt, protein và chất béo không bão hòa, thường gặp ở nhiều món ăn Châu Á
Bằng cách ngâm đậu nành khô trong nước, sau đó nghiền nát và đun sôi; Tiếp đến cho giấm, chanh, muối vào khuấy đều tay khoảng 5 – 7 phút cho đậu nành kết thành những mảng nhỏ; Tắt bếp để hơi nguội, trải 1 tấm vải mỏng lên rổ, rồi múc váng sữa cho vào bọc lại; Phần váng sữa này được ép thành khối, giống như quy trình làm pho mát, vài tiếng sau bạn đã có cho mình miếng đậu phụ thơm ngon, mềm mịn để thưởng thức.
1.2. Giá trị dinh dưỡng của đậu phụ
Dưới đây là chi tiết về tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu phụ:
Dinh dưỡngHàm lượng trên 100g khẩu phầnNăng lượng73kcalChất đạm8gmChất xơ1gmCarbohydrate2gmCanxi201mgSắt1,6mgMagie37mgPhốt pho121mgKali148mgNatri12mgKẽm0,8mgĐồng0,2mgVitamin C0,2mgThiamin0,1mgRiboflavin0,1mgNiacin0,1mgAxit pantothenic0,1mgVitamin B60,1mgFolate19ug
2. Giải đáp “Bà bầu có được ăn đậu phụ không?”
Nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là 8 axit amin thiết yếu nên không ít người thường thắc mắc “Bà bầu có được ăn đậu phụ không?” hay “Ăn đậu phụ khi mang thai có an toàn không?” nhằm mong muốn bổ sung đậu phụ vào bữa ăn hàng ngày. Vâng, câu trả lời là có thể ăn, nhưng chỉ trong giới hạn. Cũng như tất cả các loại thực phẩm khác, hãy đảm bảo rằng bạn nên ăn vừa phải, có thể một hoặc hai khẩu phần (1 khẩu phần = nửa chén đậu phụ).
Song song đó, để làm rõ hơn vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu mặt lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ đậu phụ ngay sau đây:
2.1. Lợi ích sức khỏe đậu phụ mang lại cho bà bầu
Bà bầu có được ăn đậu phụ không?
- Nguồn protein rất tốt: Nghiên cứu cho biết, khoảng 100g đậu phụ chứa 8g protein, chiếm 16% nhu cầu hàng ngày. Vì vậy, đậu phụ là một nguồn cung cấp lượng protein thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
- Giàu canxi: Ước tính trung bình, cứ 100g đậu phụ sẽ cung cấp đến 35% nhu cầu canxi. Con số này chiếm gần một nửa lượng cơ thể cần! Và canxi rất quan trọng cho sự phát triển xương của cả mẹ và bé cũng như góp phần hình thành xương, răng, dây thần kinh và cơ bắp ở em bé trong bụng.
- Nguồn thay thế axit béo Omega-3: Axit béo Omega-3 có lợi theo nhiều cách, không chỉ giúp phát triển trí não của thai nhi mà còn ngăn ngừa đông máu và giảm tác động của cholesterol xấu. Mặc dù cá vốn được xem là nguồn cung cấp axit béo Omega-3 tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với cá, hoặc ghét mùi vị của nó, thì đậu phụ là một sự thay thế hoàn hảo.
- Chứa nhiều khoáng chất thiết yếu: Thành phần dinh dưỡng như mangan, đồng, sắt và selen có trong đậu phụ đều đóng một vai trò cụ thể trong thai kỳ.
ManganĐồng Sắt SelenGiúp thư giãn cơ bắp, ngăn ngừa co thắt tử cung nhờ đó tránh được nguy cơ sinh non.Tham gia vào quá trình hình thành tế bào hồng cầu, phát triển tim và mạch máu của thai nhi.Hỗ trợ tạo thêm máu cho mẹ bầu và thai nhi, đồng thời giúp lưu thông oxy từ phổi đến bào thai.Chất dinh dưỡng quan trọng hình thành gốc tự do và chống lại ung thư
2.2. Rủi ro liên quan đến việc ăn đậu phụ khi mang thai
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng cũng tồn tại một số tác động tiêu cực khi dùng thực phẩm này. Dưới đây là một số rủi ro của việc ăn đậu phụ khi mang thai mà bạn cần lưu ý:
- Nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp, cần tránh ăn đậu phụ. Bởi trong thực phẩm này có chứa một chất gọi là Isoflavones có thể sao chép hoạt động của Estrogen trong cơ thể. Những chất này có xu hướng can thiệp vào tuyến giáp nên có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ.
- Tiêu thụ quá nhiều đậu phụ có thể vô tình làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Tăng nguy cơ tích tụ hàm lượng nhôm cao (trong quá trình chế biến hoặc rửa đậu nành), gây các vấn đề thần kinh trong não của thai nhi.
Dù là vậy, trong mọi trường hợp, tất cả các vấn đề trên chỉ xảy ra nếu mẹ ăn quá nhiều đậu phụ khi mang thai. Vì vậy, ăn uống điều độ là cách giúp bạn gặt hái được những lợi ích đáng kinh ngạc từ siêu thực phẩm này.
3. Tổng hợp những thắc mắc thường gặp khi ăn đậu phụ của “hội mẹ bỉm”
– Bà bầu có được ăn đậu phụ lạnh không?
Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh khi ăn đậu phụ giữ lạnh là nhỏ, nhưng để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ nên tránh ăn đậu phụ lạnh khi mang thai. Tốt nhất, hãy chế biến đậu phụ và ăn ngay khi còn nóng mẹ nhé. Ngoài ra, nếu đang ăn đậu phụ trong nhà hàng, cần đảm bảo rằng nó tươi mới, vì đậu phụ nấu sẵn và để một thời gian ở nhiệt độ phòng có thể bị nhiễm vi khuẩn.
– Cách nấu và lưu trữ đậu phụ tốt nhất
Khi nấu ăn tại nhà, để chắc chắn rằng đậu phụ của bạn an toàn để ăn, nó cần được nấu chín cho đến khi đạt nhiệt độ bên trong 74C/165F trong ít nhất 15 giây. Sau khi nấu chín, nó cần được ăn trước khi nguội, hoặc có thể ướp lạnh và sử dụng trong vòng 2 giờ.
Cũng như tất cả các loại thực phẩm dễ hỏng trong tủ lạnh, đậu phụ nên được bảo quản ở nhiệt độ 40 độ F (4C) hoặc thấp hơn, đây là địa điểm lý tưởng để giữ được đậu phụ đóng gói 7 ngày sau khi mở hoặc giữ được trong ngăn đá lên đến 5 tháng. Ngoài ra, khi mua đậu phụ, hãy xem xét chọn nơi bán hàng uy tín, đậu luôn được tươi mới (không phải nơi trữ đậu phụ quá lâu), bởi đã có trường hợp người bệnh bị ốm sau khi ăn đậu phụ cũ.
Bạn có thể mua đậu phụ đóng gói tiệt trùng để dùng dần, chúng đều có ghi hạn sử dụng trên bao bì
– Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn đậu phụ không?
Không có gì đáng lo ngại khi ăn đậu phụ trong ba tháng đầu của thai kỳ. Cũng giống như các giai đoạn khác, việc ăn các sản phẩm từ đậu nành một cách điều độ sẽ an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, bạn vẫn nên nấu và bảo quản đậu phụ đúng cách hoặc yêu cầu người bán đun chúng cho đến khi nóng sôi – như đã giải thích ở phía trên.
– Các món ăn phổ biến từ đậu phụ và sự an toàn khi mang thai
Dưới đây là một số món đậu phụ phổ biến mà bạn có thể muốn ăn và những lưu ý về an toàn:
- Đậu phụ nấu súp: Miễn là đậu phụ đã được nấu chín và súp còn nóng hổi thì đậu phụ nấu súp rất an toàn cho bà bầu. Theo đó, một lựa chọn khá lành mạnh là đậu phụ nấu súp miso.
- Đậu phụ lên men: Hay còn được gọi là váng đậu, pho mát đậu, chao. Lựa chọn tốt nhất để sử dụng những sản phẩm này là mua ở cửa hàng, sản phẩm tiệt trùng và được dùng khi đã hấp nóng.
- Đậu phụ rán: Đây là món rất an toàn để ăn khi mang thai, vì nhiệt lượng cần thiết để rán giúp tiêu diệt mọi vi khuẩn có hại tiềm ẩn.
- Đậu phụ Mapo: Tên gọi của đậu phụ tứ xuyên Trung Quốc, món đậu phụ mềm được xào trong nước sốt cay, cùng với thịt lợn và hành lá.
- Đậu phụ Agedashi: Là loại đậu phụ mềm đã được phủ một lớp tinh bột khoai tây, sau đó chiên giòn ở lửa cao để tạo thành lớp vỏ giòn bên ngoài.
Đậu phụ Agedashi là một món ăn rất nổi tiếng ở Nhật Bản
– Bỏ túi ngay công thức nấu đậu phù hợp với bà bầu
Ngoài những gợi ý món ăn ở trên, mẹ bầu có thể kết hợp đậu phụ vào chế độ ăn uống với một số công thức lành mạnh, thân thiện với thai kỳ như:
- Đậu phụ xào: Cắt một ít đậu phụ và xào với nhiều loại rau cải tùy thích. Sau đó, bạn có thể ăn kèm cùng gạo lứt hoặc cơm súp lơ keto để có một bữa ăn thanh đạm và nhiều rau.
- Đậu phụ nướng: Không như đậu phụ rán trên dầu có thêm chất béo, bạn có thể ướp các khối hoặc miếng đậu phụ trong một ít nước tương hoặc tamari với một chút dầu mè và gia vị yêu thích (như sốt thịt nướng, sốt cajun, mexico…) rồi đem nướng các khối đậu hũ trong lò (hoặc vỉ) với phần sốt còn lại đổ lên trên.
- Bánh mì gói: Cắt nhỏ đậu phụ của bạn bỏ vào trong một thau hỗn hợp gia vị khô, nấu chín và dùng nó như một món thay thế thịt trong bánh mì sandwich hoặc cuộn rau diếp.
- Quinoa đậu phụ: Đặt một số viên đậu phụ nóng lên hỗn hợp cơm quinoa và rau cho một bữa ăn.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc liệu bà bầu có được ăn đậu phụ không. Hy vọng rằng bài viết đã làm bạn yên tâm rằng đậu phụ không chỉ là một loại thực phẩm thay thế protein lành mạnh mà còn có rất nhiều cách để ăn nó an toàn và ngon miệng khi mang thai – đừng quên tham khảo các công thức nấu ăn phong phú với đậu phụ phía trên đây nhé.
Xem thêm
- Các dòng sữa cao năng lượng tốt nhất hiện nay
- TOP 10 loại sữa Nga cho bé tốt nhất
- TOP 8 sữa dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp