Bầu ăn đậu phộng được không? Bầu ăn đậu phộng thế nào cho tốt

Đậu phộng hay còn có tên gọi khác là “lạc” đây là loại thực phẩm từ thực vật, là loại củ dễ trồng, phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết ở Việt Nam. Cũng vì thế mà nó khá phổ biến ở trong các bữa ăn của những gia đình Việt. Trong những người yêu thích món ăn này thì còn có nhiều người mà đặc biệt là các phụ nữ đang mang thai lo lắng rằng mang bầu ăn đậu phộng được không?

Bầu ăn đậu phộng được không?

Đậu phộng vốn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người ưa thích. Trên thực tế thì cũng có nhiều mẹ bầu thích ăn đậu phộng. Khi mang bầu thì việc đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng là điều cần thiết, ngoài ra cũng cần có sự đa dạng các loại chất để có đủ nguồn dinh dưỡng cho thai nhi. Vì thế mà bà bầu hoàn toàn có thể ăn đậu phộng nhưng cần lưu ý các vấn đề về dị ứng với loại thực phẩm này, nếu không có bất kỳ dị ứng gì khi ăn đậu phộng thì sẽ an toàn khi sử dụng nó.

Đậu phộng có nhiều dinh dưỡng với hàm lượng chất béo cao, lượng chất đạm cũng tương đối cao, chứa các loại vitamin và khoáng chất có lợi. Điều này cho thấy rằng việc ăn đậu phộng là lựa chọn phù hợp trong quá trình mang bầu cho cả mẹ và thai nhi. Hơn nữa, trong đậu phòng còn có một thành phần đặc biệt là Folate, đây là loại chất đóng vai trò làm giảm thiểu nguy cơ bị với các dị tật về ống thần kinh ở thai nhi. Nếu được bổ sung một lượng Folate từ sớm sẽ rất tốt cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

Nhiều người vẫn lo ngại rằng khi ăn đậu phộng trong lúc mang bầu thì sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng dị ứng đậu phộng cho trẻ nhỏ sau này. Thậm chí họ còn từng thấy cảnh báo về những thực phẩm gây dị ứng cần cẩn thận khi mang bầu như là: Đậu phộng, các loại hạt và sữa bò cũng như một số loại thực phẩm khác…

Tuy nhiên thì những thông tin đó chưa được chứng minh về độ chính xác về việc ăn đậu phộng gây ra nguy cơ dị ứng cho thai nhi. Vậy nên mẹ bầu không nên quá lo lắng về vấn đề này vì ăn đậu phộng vẫn có lợi cho sức khỏe.

Nếu không bị dị ứng với đậu phộng thì việc ăn đậu phộng là hoàn toàn có thể kể cả trong thời gian mang thai. Còn nếu bị dị ứng với đậu phộng thì việc sử dụng nó trong lúc mang bầu là không an toàn, nó sẽ gây nguy hại cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Xem thêm: Mẹ bầu ăn hạt đười ươi được không?

Lợi ích của việc ăn đậu phộng đối với bà bầu

Bà bầu ăn đậu phộng là điều rất tốt cho thai nhi vì trong đậu phộng chứa nhiều nguồn dinh dưỡng. Vậy hãy cùng nhau điểm qua những giá trị dinh dưỡng trong loại thực phẩm này nhé!

Các chất có trong 100g đậu phộng

Trong đậu phộng chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như:

  • Calo;
  • Nước;
  • Đạm;
  • Carbs;
  • Đường;
  • Chất xơ;
  • Chất béo;
  • Omega – 3;
  • Omega – 6;

Các chất khoáng và vitamin khác

Ngoài những chất dinh dưỡng trên thì đậu phộng còn chứa các loại khoáng chất và vitamin khác như:

  • Có chứa một lượng Biotin nhất định: Đậu phộng khá giàu Biotin, rất tốt cho lông, tóc, móng.
  • Niacin: Đây chính là vitamin B3, có nhiều chức năng trong cơ thể đặc biệt có vai trò quan trọng đối với tim và hệ thần kinh.
  • Folate: Hay chính là vitamin B9 (axit folic), là chất có chức năng quan trọng trong quá trình mang thai của mẹ bầu.
  • Vitamin E: Đây là loại vitamin có hàm lượng lớn ở những thực phẩm chứa chất béo, là chất chống oxy hóa mạnh.
  • Thiamine: Vitamin B1, giúp cơ thể chuyển đổi đường thành năng lượng, hỗ trợ chức năng cho tim, hệ thần kinh và cơ.

Những tác hại khi ăn đậu phộng nếu mẹ bầu bị dị ứng

Ăn đậu phộng tốt cho sức khỏe tuy nhiên nếu mẹ bầu bị dị ứng thì có thể sẽ rất nguy hiểm. Khi ăn đậu phộng mẹ bầu nên lưu ý về những tình trạng dị ứng sau đây:

  • Ngứa ran ở khoang miệng.
  • Có triệu chứng buồn nôn, co thắt dạ dày.
  • Cơ thể nổi phát ban, xuất hiện mề đay toàn thân.
  • Cảm thấy khó thở.
  • Sưng tấy lưỡi.
  • Có biểu hiện sốc phản vệ.

Có rất nhiều những biểu hiện đi kèm của dị ứng có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu nếu như bị dị ứng khi ăn đậu phộng.

Các cách ăn đậu phộng đúng và an toàn

Đậu phộng là món ăn phổ biến, cùng với những lo lắng cho mẹ bầu ăn đậu phộng được không? Hãy cùng tìm hiểu, tham khảo thêm về cách ăn đậu phộng đúng và an toàn với mẹ bầu dưới đây:

Những cách chế biến đậu phộng hấp dẫn

Có rất nhiều món ăn hấp dẫn và đặc biệt với nguyên liệu là đậu phộng:

  • Đậu phộng rang với tỏi ớt: Với nguyên liệu chính của món ăn này là đậu phộng, sau khi được rang chín, giòn thì được cho kết hợp với tỏi và ớt. Món ăn sau khi hoàn thành sẽ được ăn cùng với cơm với vị đậm đà và hấp dẫn, có thể dùng làm món ăn vặt.
  • Mứt từ đậu phộng: Món này khá lạ với nhiều người, với cách làm cũng đơn giản. Chúng ta cho đậu phộng ngào đường vừa giữ được độ giòn mà có thêm vị ngọt ngọt có thể làm đồ ăn vặt cho trẻ nhỏ.
  • Món đậu phộng rang muối: Cách làm đơn giản khi chỉ cần rang giòn đậu phộng lên cùng với muối, rang với muối sẽ giúp đậu nhanh giòn và chín đều.
  • Muối vừng: Đây là món ăn được nhiều người ưa thích, nó cũng tiện lợi ở nhiều bữa ăn. Cho đậu phộng rang chín lên và giã nhuyễn ra với một chút gia vị là có thể sử dụng để ăn với cơm hoặc kết hợp với các món ăn khác.
  • Làm sữa đậu phộng: Là lựa chọn đúng với nhiều người vì nó rất thơm ngon và bổ dưỡng. Cho đậu phộng vào máy làm sữa để làm ra thành phẩm và sử dụng.

Những lưu ý sử dụng đậu phộng an toàn cho bà bầu

Khi ăn đậu phộng thì các mẹ bầu cần chú ý những điều sau đây:

  • Chú ý khi chọn lựa mua đậu phộng cần tránh đậu phộng bị mốc, đã bị hỏng do trong nó chứa chất gây ung thư.
  • Lựa những hạt đậu còn màu sáng, hạt mẩy và tròn.
  • Khi chế biến chú ý không nên làm đậu phộng bị cháy khét.
  • Không nên nạp vào cơ thể lượng lớn đậu phộng một ngày, chỉ nên ăn khoảng 30 gram đậu phộng mỗi ngày.
  • Nếu mẹ bầu có dấu hiệu của bệnh dạ dày, đường tiêu hóa kém thì nên hạn chế ăn đậu phộng.
  • Đậu phộng không thích hợp cho những bà mẹ có nhu cầu giảm cân vì hàm lượng chất béo trong đậu phộng rất lớn.
  • Mẹ bầu đang bị gout hay bị mỡ máu thì nên hạn chế sử dụng đậu phộng do hàm lượng chất đạm và chất béo cao trong đậu phộng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về việc mẹ bầu ăn đậu phộng được không. Hy vọng rằng bài viết không những giải đáp được những thắc mắc của đọc giả mà còn cung cấp được thêm những thông tin hữu ích về món ăn hấp dẫn này. Hãy cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để có thêm nhiều những thông tin sức khỏe bổ ích cho bản thân và gia đình nhé!

Xem thêm: Bầu ăn hạt é được không?

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec, Medlatec