Mì tôm từ lâu không còn xa lạ với chúng ta bởi đây là một loại thức ăn nhanh tiện lợi và hương vị khá hấp dẫn. Nhiều người biết rằng ăn mì sẽ khiến người bị nóng trong, chứa nhiều chất không tốt cho cơ thể. Vậy nếu bầu ăn mì tôm được không? Nên ăn như thế nào là đúng và an toàn?
Bầu ăn mì tôm được không?
Nhiều chuyên gia khẳng định chị em có thể ăn mì khi mang thai vì trong thành phần dinh dưỡng của mì tôm vẫn có chất béo, chất đạm, sắt. Thế nhưng, bà bầu chỉ nên ăn khoảng 1-2 gói mì/tuần để ngăn ngừa những tác dụng phụ cho sức khỏe của họ.
Bạn đang xem: Bầu ăn mì tôm được không? Cách ăn mì như thế nào là đúng?
Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên trụng mì qua nước sôi trước khi ăn và nên chế biến thật kỹ, không ăn mì sống. Đồng thời kết hợp thêm những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng gà, rau, thịt,…
Xem thêm : 10 nước giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người
Đề xuất đọc:
- Bà bầu ăn ốc có ảnh hưởng gì không?
Những thành phần có trong mì không tốt cho mẹ bầu
Trong các thành phần của mì gói có một số thành phần khi bà bầu hấp thu sẽ mang lại hiệu quả không tốt cho sức khỏe mẹ và bé, cụ thể dưới đây:
- Muối: Trong mì gói cứu khoảng 100g thì sẽ có chứa 2,5 g muối. Chính vì vậy khi nạp quá nhiều mì gói vào trong cơ thể một cách thường xuyên, thì mẹ bầu sẽ khiến cho cơ thể bị tích tụ muối quá nhiều, dễ gây tình trạng cao huyết áp khi mang thai.
- Bột mì tinh chế: Đối với các loại thực phẩm đã qua quá trình tinh chế thì các chất dinh dưỡng thường sẽ không còn. Và điều này cũng không ngoại lệ với bột mì, Tuy nhiên các nhãn hàng sản xuất không đưa ra cụ thể thành phần dinh dưỡng còn tồn đọng trong bột mì hoặc khoai tây.
- Chất bảo quản trong mì: Đa phần các dòng mì ăn liền hiện nay đều có chứa chất bảo quản, một thực phẩm hoặc hương liệu tổng hợp,… Điều này nhằm tạo nên hiệu quả sử dụng lâu dài, cũng như giúp cho hương vị, màu sắc của mì được hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, đối với sức khỏe của thai nhi thì điều này lại cực kỳ có hại.
- Bột ngọt: Bột ngọt là một thành phần được sử dụng rất nhiều trong thức ăn, cũng như các loại thực phẩm. Mặc dù trong mỗi gói mì không có quá nhiều bột ngọt, nhưng nếu tích tụ lâu dài thì có thể khiến cho cơ thể mẹ và bé bị ảnh hưởng.
- Các chất béo chuyển hóa: Trong mì tôm thì chất béo đều là các chất béo chuyển hóa. Khi nào vào cơ thể một lượng lớn sẽ khiến cho nồng độ cholesterol bị tăng lên, điều này thật sự không có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình thai nhi phát triển, cũng như quá trình sinh.
- Thành phần thực phẩm TBHQ: TBHQ là một chất độc được xuất tổng hợp từ dầu mỏ, thường được sử dụng để làm chất bảo quản cho nhiều thương hiệu mì tôm hiện nay. Mặc dù chỉ sử dụng một lượng nhỏ nhưng nếu sử dụng thường xuyên, thì cơ thể bà bầu và thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ.
Ăn nhiều mì ảnh hưởng thế nào?
Mặc dù các mẹ bầu có thể ăn mì tôm, nhưng theo các chuyên gia và bác sĩ khoa sản, thì việc ăn mì tôm cần hạn chế hoặc tốt nhất không nên sử dụng. Bởi ít nhiều mì tôm sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé như sau:
- Tăng khả năng cao huyết áp đối với mẹ bầu: Vì mì chứa rất nhiều muối nên nếu ăn quá nhiều thì sẽ khiến ion Natri thẩm thấu vào tế bào, tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Đây là một biểu hiện không hề tốt đối với mẹ bầu vì có thể tăng nguy cơ tiền sản giật, dễ sảy thai, thai bị lưu hoặc sinh sớm, nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và bé.
- Xương thai nhi bị thiếu canxi phát triển: Mặc dù có chứa thành phần canxi, nhưng mì tôm cũng có hàm lượng chất bảo quản, hương liệu,… khá cao. Vì vậy mặc dù bạn ăn rất ngon miệng và dường như bị “nghiện” món ăn này, nhưng lại khiến cho xương không thể hấp thụ được canxi, dẫn đến tình trạng loãng xương ở mẹ bầu và thiếu canxi phát triển toàn diện cho thai nhi.
- Khiến cơ thể nóng trong và dễ táo bón: Đối với những người yêu thích ăn mì ăn liền, đặc biệt là những loại mì có hương vị chua cay, nồng độ nóng cao, thế sau này sẽ rất dễ bị nhu động ruột, gây táo bón. Đồng thời khiến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, chất xơ cần thiết đối với mẹ bầu và thai nhi.
- Mẹ và bé thiếu chất dinh dưỡng: Trong bảng thành phần của mì gói có thông tin chứa một số loại vitamin. Nhưng trên thực tế hàm lượng của chúng rất nhỏ. Đồng thời sự có mặt của các chất bảo quản gây hại cho cơ thể, sẽ khiến cho khả năng hấp thụ dưỡng chất bị đẩy xuống mức thấp nhất. Vì vậy, về lâu dài thai nhi sẽ dễ thiếu hụt các dưỡng chất, phát triển không toàn diện.
- Nồng độ cholesterol tăng cao: Như chúng ta đã nói ở trên trong số các thành phần của mì tôm, thì chất béo chuyển hóa có thể gây tăng lượng cholesterol trong máu. Đồng thời, nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch, khó lưu thông máu, dễ đột quỵ cũng diễn ra thường xuyên hơn ở mẹ bầu.
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn mì tôm trong thai kỳ
Khi ăn mì tôm trong thai kỳ, các mẹ bầu nên lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây để tránh gặp rủi ro, tác dụng phụ:
- Ăn mì cùng thực phẩm giàu dưỡng chất: Khi ăn mì, chị em nên ăn cùng những thực phẩm giàu dưỡng chất như thịt bò, thịt heo, trứng gà, ức gà, nấm, măng tây, bông cải xanh, cà chua, rau bina,… để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Hạn chế ăn mì thường xuyên: Việc ăn mì tôm với tần suất dày đặc có thể khiến cơ thể nóng trong và gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu. Chính vì thế, các bạn chỉ nên ăn mì tôm tối đa 2 lần/tuần. Ngoài ra, chị em cũng có thể lựa chọn những loại mì được làm từ rau củ, ngũ cốc nguyên hạt hoặc có thể tự làm mì tươi tại nhà.
- Trụng mì trước khi nấu: Để giảm bớt muối và chất béo bão hòa có trong mì tôm, mẹ bầu nên cho mì vào nước sôi để trụng trước khi nấu và nấu mì thật chín.
- Hạn chế dùng gói gia vị có sẵn trong gói mì: Những gói gia vị có sẵn trong mì tôm chứa nhiều chất béo nên không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Do đó, các bạn nên điều chỉnh lượng gia vị khi nấu mì và cũng không nên cho những gia vị có tính cay nóng như tiêu, ớt.
- Không nên uống nhiều nước mì: Vì những chất độc hại trong mì tôm sẽ tồn đọng trong nước mì nên mẹ bầu không được uống quá nhiều nước mì.
Những món ăn khác hạn chế ăn ở thời kì mang bầu
Ngoài mì tôm, cũng có nhiều món ăn nên hạn chế ăn trong thai kì để ngăn ngừa tác dụng phụ cho sức khỏe của mình:
- Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao: Các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá thu, cá rô phi, cá ngừ, cá da trơn,… có thể làm chậm sự phát triển của não bộ thai nhi nên mẹ bầu không nên ăn.
- Một số loại thịt và cá sống hoặc tái: Những món ăn sống và tái như sushi, bò bít tết thường chứa rất nhiều vi khuẩn nên có thể gây hại đến sức khỏe thai nhi.
- Thức ăn nướng hay xông khói: Vì được nướng lâu trên than nên các món ăn này có thể chứa chất độc và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nên mẹ bầu cần hạn chế ăn.
- Các loại rau sống: Rau sống chứa nhiều vi khuẩn nếu không được vệ sinh thật kỹ. Do đó, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn các loại rau sống.
- Rau ngót: Rau ngót chứa nhiều chất Papaverin nên có thể làm giảm huyết áp và dễ gây sảy thai.
Mì tôm là loại thực phẩm phổ biến và được nhiều người yêu thích, nhưng đối với những người có thai thì việc ăn mì tôm cần được cân nhắc kỹ. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc bầu ăn mì tôm được không? Từ đó có được lựa chọn khẩu phần ăn thích hợp cho sức khỏe mẹ và bé trong khi mang thai, sau khi sinh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp