AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

**I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, BỐI CẢNH NẢY SINH AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

  1. Khái niệm** Mặc dù trong lịch sử phát triển, loài người phải giải quyết nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống như hạn hán, nạn đói, dịch bệnh… nhưng do nhiều yếu tố khác nhau nên vấn đề an ninh phi truyền thống chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ, toàn diện. Từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh, cục diện quốc tế và quan hệ quốc tế có nhiều biến động sâu sắc, nảy sinh nhiều vấn đề mới đe dọa đến sự tồn vong của một cộng đồng dân cư, thâm chí cả nhân loại, buộc các quốc gia phải nhìn nhận và đánh giá đầy đủ tính chất, mức độ nguy hiểm các vấn đề an ninh phi truyền thống trong mối liên hệ với an ninh truyền thống. Có nhiều quan điểm khác nhau về an ninh phi truyền, nhưng khái quát nhất có thể hiểu: “ An ninh phi truyền thống là sự ổn định và phát triển bền vững của các lợi ích quốc gia cơ bản, quan trọng mang tính phi quân sự có mối liên hệ, tương tác chặt chẽ với an ninh, phát triển của khu vực và thế giới .” Nhắc đến an ninh phi truyền thống không thể không nhắc đến mối đe dọa an ninh phi truyền thống với đặc trưng về nguồn gốc là ngoài vấn đề quân sự; phạm vi tác động, ảnh hưởng mang tính xuyên quốc gia. Mối đe dọa an ninh phi truyền thống có sự gắn kết với an ninh phi truyền thống, là các yếu tố xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến an ninh phi truyền thống. 2. Đặc điểm
  • Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống gồm hai loại là có bạo lực và phi bạo lực.
  • Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có xu hướng vận động, mở rộng, lan tràn xuyên quốc gia
  • Mối đe dọa an ninh phi truyền thống đe dọa an ninh khu vực, an ninh quốc tế.
  • Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có quan hệ, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và với các mối đe dọa an ninh truyền thống.
  • Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đa dạng về nguồn gốc, có quá trình tích lũy tiềm tàng. 3. Bối cảnh nảy sinh an ninh phi truyền thống – Sự biến đổi của cục diện quốc tế sau chiến tranh lạnh Sự biến đổi cục diện quốc tế sau chiến tranh lạnh bản chất là hướng đến quan hệ giữa các quốc gia, các tổ chức với mối quan tâm hàng đầu là kết thúc sự đối đầu có tính cân bằng nhiều thập kỷ giữa Liên Xô và Mỹ, giữa phe các nước xã hội chủ nghĩa với phe các nước tư bản chủ nghĩa với kết quả sự sụp đổ mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, Tổ chức Hiệp ước Vácsava. Đây là sự kiện gây chấn động, làm thay đổi sâu sắc cục diện quốc tế, buộc chính quyền các nước phải tập trung nghiên cứu, đánh giá và liên hệ đến tình hình, chiến lược an ninh của nước mình. Trong bối cảnh mới, bất kỳ quốc gia nào cũng trở thành đối tượng bị xâm hại

của các vấn đề an ninh phi truyền thống, thậm chí trên một số lĩnh vực, sự tiên phong, chiếm lĩnh của các quốc gia cũng đem lại ưu thế như: không gian mạng, vũ trụ… – Quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên phạm vi rộng, tốc độ nhanh Sự phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau của các nước trên các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, tiền tệ, mậu dịch, đầu tư, thông tin… đã tạo ra sự lan truyền mạnh mẽ của các yếu tố tiêu cực như khủng hoảng tài chính kinh tế… làm tăng tính nhạy cảm của an ninh quốc gia. Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia hoạt động phức tạp, khó đấu tranh, đặc biệt là tội phạm ma túy, tội phạm kinh tế, tội phạm môi trường… Toàn cầu hóa làm xuất hiện và nhân rộng một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức biên giới lãnh thổ, giảm sự khác biệt về văn hóa, suy thoái các giá trị truyền thống, đặc trưng quốc gia. – Các quốc gia tập trung nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội Sau chiến tranh lạnh, các quốc gia có xu hướng phân bố các nguồn lực đồng đều, theo hướng giảm bớt chi tiêu trong lĩnh vực quân sự, tập trung đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất, nghiên cứu, phát hiện các nguồn năng lượng mới, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đảm bảo phúc lợi xã hội và an sinh xã hội. – Khoa học và công nghệ phát triển Các thành tựu khoa học và công nghệ đã tạo ra những đột phá, được áp dụng nhanh chóng vào công tác bảo vệ an ninh của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các ngành: vũ trụ và không gian, năng lượng, hóa học và sinh học, điện tử và phần mềm… Các quốc gia tăng cường đầu tư phát triển khoa học công nghệ, hình thành các lực lượng tác chiến mới, làm thay đổi phương thức chiến tranh truyền thống, “số hóa chiến trường”, xây dựng nền công nghiệp lưỡng dụng, rút ngắn thời gian sản xuất vũ khí, triển khai các hoạt động vũ trang.

**II. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

  1. Biến đổi khí hậu** Việt Nam được đánh giá là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do có đường bờ biển dài. Hàng năm, nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,5 0 C, lượng mưa có xu hướng biến động thất thường. Năm 2016, mùa khô nhiều nơi ở miền Nam và miền Trung lượng nước thiếu 30 – 40%, tình trạng xâm nhập mặn diễn ra sớm hơn 1 tháng, nhiều nơi đã vào sâu 80-100 kmừ năm 2005 đến 2014, trung bình hàng năm Việt Nam có khoảng 649 đợt thiên tai như lũ lụt, hạn hán, mưa đá… trong đó lũ lụt xảy ra nhiều nhất chiếm 49% số đợt thiên tai. Trung bình hàng năm, Việt Nam phải gánh chịu 469 ngôi nhà bị phá hủy, 175 ngôi nhà bị hư hỏng, gây thiệt hại khoảng 5,2 tỷ USD, khoảng 3 triệu người chịu tác động của thiên tai. Tính riêng năm 2007, thiên tai đã làm thiệt hại 11 tỷ đồng, 400 người chết, ngập và hư hại 113 ha lúa, phá hủy 1 công trình đập, cống thủy lợi.

từ các khu, cụm công nghiệp được xả thẳng ra nguồn tiếp cận không qua xử lý như vụ sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) do hành vi xả chất thải từ công ty Formosa Hà Tĩnh đã ảnh hƣởng trực tiếp đến hơn 100 người do không có việc làm ổn định, thu nhập thấp và 176. ngƣời phụ thuộc, thiệt hại sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng ước tính khoảng 1 tấn/tháng; diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch; có trên 3 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đã thả giống bị ô nhiễm nặng, hệ sinh thái biển ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng nhập khẩu trái phép rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại, phế liệu chưa được làm sạch vào Việt Nam diễn biến phức tạp. Từ năm 2003 đến nay, lực lượng chức năng Việt Nam đã phát hiện gần 3 container chứa hàng chục nghìn tấn ắc quy chì phế thải và chất thải công nghiệp các loại nhâp trái phép vào các cảng. 5. An ninh thông tin Tình trạng lộ, lọt thông tin bí mật nhà nước diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Một số cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nƣớc đã sử dụng máy tính có kết nối Internet để soạn thảo và lưu giữ thông tin mật mà không có các biện pháp bảo vệ. Nhiều tài liệu có độ mật cao về an ninh – quốc phòng đã bị lộ như các nghị quyết, kế hoạch, đề án, dự án của khối cơ quan đảng, nhà nước, ban, ngành, chương trình làm việc của các đồng chí lãnh đạo cấp cao… Tình trạng tung tin giả trên các trang mạng xã hội diễn biến phức tạp. Riêng năm 2016, bộ Thông tin và truyền thông đã xử phạt 4 trường hợp tung tin giả, tin đồn thất thiệt. Nhiều vụ việc tung tin giả, tin đồn chỉ nhằm mục đích thu hút nhiều lượt người theo dõi… Các thế lực thù địch và đối tượng phản động gia tăng các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tung tin, bịa đặt gây hoang mang dư luận, kích động biểu tình, bạo loạn; đẩy mạnh các hoạt động tấn công vào cơ sở dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế nhằm thu thập các thông tin, dữ liệu… Ý thức bảo vệ thông tin của người dân còn thấp, dễ bị dụ dỗ, tin theo các thông tin sai sự thật. Theo số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav cho thấy, 63% người dùng thường xuyên độc được tin tức giả mạo trên Facebook và trong đó có 40% là nạn nhân hàng ngày. 6. An ninh nguồn nước Việt Nam có hơn 2 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, 108 lưu vực sông trong đó có 16 lưu vực sông với diện tích lƣu vực lớn hơn 2 2. Tổng lượng nước mặt trung bình khoảng 830 tỷ m 3 /năm (nguồn nước dưới đất khoảng 63 tỷ m 3 /năm) và tập trung chủ yếu trên một số lƣu vực sông lớn. Tuy nhiên, khoảng 63% tổng dòng chảy sông ngòi Việt Nam đến từ các nước láng giềng, riêng với khu vực sông Mê Công, tỷ lệ này là 90% và lưu vực sông Hồng là hơn 50%. Từ đó, tạo sự bất lợi trong chủ động ứng phó, giải quyết các mối đe dọa an ninh nguồn nƣớc.

Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm các quốc gia thiếu nước (lượng nước mặt bình quân đầu người hiện là 3 m 3 /người/năm thấp hơn ngưỡng 4. m 3 /người/năm do Hội tài nguyên nƣớc quốc tế quy định). Cùng với đó, nhu cầu về nước có xu hướng gia tăng. Năm 1990, nhu cầu nước cho dân dụng và công nghiệp khoảng 50 tỷ m 3 , năm 2000 là 65 tỷ m 3 , năm 2010 là 72 tỷ m 3. Dự kiến năm 2020 là 80 tỷ m 3 và đến năm 2030 là khoảng 87-90 m 3. Tuy nhiên, theo dự báo, nguồn nước Việt Nam giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, đến năm 2025, giảm 40 tỷ m 3 , tổng lượng nước mùa khô giảm đi khoảng 13 tỷ m 3 , 37% lượng nước hàng năm phát sinh ngoài lãnh thổ sẽ trở nên phức tạp khi diễn ra các tranh chấp nguồn nước. 7. Vấn đề dân tộc Việt Nam là ngôi nhà chung của 54 dân tộc với nguồn gốc lịch sử khác nhau: có dân tộc có nguồn gốc tại chỗ (dân tộc bản địa) như dân tộc Tày, dân tộc Mường, dân tộc Thổ…, có dân tộc có nguồn gốc từ nơi khác đến như: dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Nùng… Các dân tộc Việt Nam chung sống hòa bình, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình phát triển. Vấn đề dân tộc luôn bị các thế lực thù địch, đối tượng phản động lợi dụng nhằm thực hiện các hoạt động chống phá cách mạng. Với chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đẩy mạnh các hoạt động kích động, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, tạo dựng các xứ, các vùng dân tộc tự trị giả hiệu, biến nhiều vùng dân tộc thiểu số thành căn cứ phản cách mạng và lấy đó làm bàn đạp khống chế các khu vực xung quanh, như thành lập “ Xứ Tây Kỳ tự trị ”, “ Xứ Thái tự trị ”, “ Xứ Nùng tự trị ”, “ Xứ Mường tự trị ”… Hiện nay, các thế lực thù địch, đối tượng phản động gia tăng các hoạt động tuyên truyền các tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai, tự trị; kích động các hoạt động bạo loạn, phá rối an ninh… phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt, ở Tây Nguyên đã xảy ra 2 vụ bạo loạn vào năm 2001 và năm 2004.

8. Vấn đề tôn giáo Trên đất nước ta từ ngàn xưa đến nay đã tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng và phong phú: từ hình thức tôn giáo sơ khai đến hiện đại, từ tôn giáo phương Đông cổ đại đến tôn giáo phƣơng Tây cận đại, từ tôn giáo thế giới, khu vực đến tôn giáo dân tộc. Hiện nay, nƣớc ta tồn tại hầu hết tôn giáo lớn trên thế giới như: Hồi giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo… Các thế lực thù địch, đối tượng phản động thường lợi dụng các vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam nhƣ tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “ không có tự do tôn giáo, đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền ”, phát triển tôn giáo trái phép, kích động các hoạt động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, đưa ra các yêu sách… nhằm tách tôn giáo ra khỏi hoạt động quản lý của Nhà nƣớc, biến tôn giáo trở thành lực lượng đối trọng với Đảng và Nhà nước. Cùng với đó, các đối tượng đẩy mạnh quốc tế hóa vấn đề tôn giáo, tạo cớ để nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ.

căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính – tiền tệ, điện tử – viễn thông, sinh học, môi trường… còn tiếp tục gia tăng” và “Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh… sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp ”. Từ nhận định, đánh giá tình hình đó, Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định về mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là: “ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống ”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (01/2016), trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng do đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày ngày 21/01/2016 đã đánh giá “ Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới ” và xác định nhiệm vụ quốc phòng – an ninh là “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”. Như vậy, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã xác định các vấn đề an ninh phi truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề an ninh truyền thống và đều là những mối đe dọa đến sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia. 2. Những giải pháp cơ bản nhằm ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam

  • Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và của toàn dân về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống

  • Tăng cường tiềm lực quốc gia, xây dựng nền tảng kinh tế – xã hội vững chắc, tập trung giải quyết các mâu thuẫn, xung đột xã hội

  • Tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá tình hình, dự báo kịp thời các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

  • Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

  • Phát huy các nguồn lực xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống