Nhiều mẹ lần đầu mang thai không biết bà bầu ăn rau ngót được không? khi muốn thưởng thức hương vị ngọt dịu và thanh mát của loại rau này. Trong thời kỳ mang thai, việc lựa chọn thực phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé là một hành động vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, dân gian thường truyền tai nhau rằng ăn rau ngót có thể gây sảy thai. Vậy, thực hư chuyện này ra sao? Mẹ bầu có được ăn rau ngót không? Tất cả sẽ được Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.
Rau ngót (tên khoa học: Sauropus androgynus) là một loại cây ăn lá phổ biến tại Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam. Rau ngót được sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn của ẩm thực Việt Nam nhờ hương vị ngọt thanh đặc trưng của phần lá. Lá rau ngót thường dùng trong các món canh, món cháo hoặc món xào ngon miệng. Rau ngót thơm ngon và bổ dưỡng là thế. Vậy, bà bầu ăn rau ngót được không?
Bạn đang xem: Bà bầu ăn rau ngót được không và cần lưu ý điều gì?
Thành phần dinh dưỡng của rau ngót
Trước khi biết rõ bà bầu ăn rau ngót được không, mẹ cần tìm hiểu sơ về thành phần dinh dưỡng chứa trong chúng. Rau ngót là một loại rau ít calo nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho mẹ bầu. Trung bình 100g rau ngót cung cấp cho cơ thể 35 calo, trong đó bao gồm: 3.4g chất đường bột, 2.5g chất xơ, 5.3g protein và hoàn toàn không chứa chất béo.
Về giá trị dinh dưỡng, rau ngót nổi bật với hàm lượng cao vitamin C (308% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày [DV]), vitamin A (222% DV), folate (49% DV), vitamin B2 (23% DV) cũng như các khoáng chất quan trọng như canxi (17% DV), sắt (15% DV) và magiê (31% DV).
Không những thế, trong rau ngót có chứa nhiều protein (11% DV), chất xơ (10% DV) và các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, trong đó nổi bật nhất là lutein và zeaxanthin (28.000 mcg / 100g lá). Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ngót bao gồm:
Bà bầu ăn rau ngót được không?
Bà bầu KHÔNG ĐƯỢC ăn rau ngót vì loại rau này có chứa nhiều papaverin – một hợp chất chống co thắt (làm giãn trương lực) tất cả các mô cơ trơn trên cơ thể, bao gồm cả cơ tử cung. Theo khuyến cáo của Dược Thư Quốc Gia Việt Nam (2015) do Bộ Y tế ban hành, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn rau ngót hoặc tiêu thụ papaverin trừ khi thật cần thiết.
Vào cơ thể, papaverin có tác động làm giãn trương lực của tử cung, đặc biệt là cơ tim và cơ của các động mạch lớn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp, hô hấp, tuần hoàn máu và đe dọa sự phát triển ổn định của thai nhi. Do đó, nếu mẹ vẫn còn băn khoăn chưa biết bà bầu ăn rau ngót được không thì câu trả lời là KHÔNG.
Bà bầu ăn rau ngót có thể gặp nguy hiểm gì?
Phần lớn những tác hại mà rau ngót có thể gây nên trong trong thai kỳ của mẹ đều đến từ hai hợp chất papaverin và glucocorticoid chứa trong rau ngót. Cụ thể, việc tiêu thụ rau ngót trong thai kỳ có tiềm năng gây nên các biến chứng sau:
1. Gây co bóp tử cung, nguy cơ gây sảy thai
Xem thêm : CÁCH DÙNG CÂU PHỦ ĐỊNH TRONG TIẾNG ANH AI CŨNG CẦN BIẾT!
Trung bình 100g rau ngót có chứa đến 580 mg papaverin. Trong khi đó, các loại thuốc tiêm điều trị chống co thắt cơ hiện nay có thành phần chủ đạo là papaverin thường chỉ được dùng ở nồng độ nhỏ hơn 150mg. Điều này cho thấy hàm lượng papaverin trong rau ngót cao khoảng gấp 4 lần các loại thuốc giãn cơ mạnh mẽ nhất.
Vì đặc tính làm giảm trương lực của cơ trơn, papaverin có thể khiến mẹ bị bong nhau thai sớm (sinh non). Bởi lẽ, tử cung (dạ con) của người mẹ cũng được cấu tạo từ nhiều lớp cơ trơn khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, việc tiếp xúc với papaverin quá nhiều trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ sinh non (từ 10.3% lên 22.3%) và làm tăng 49% nguy sinh ra trẻ bị nhẹ cân của mẹ bầu.
Vì thế, Thư viện Y khoa Hoa Kỳ khuyến nghị, mẹ bầu chỉ nên hấp thụ papaverin khi thật cần thiết, chẳng hạn như trong trường hợp bị:
- Co thắt mạch máu: Liên quan đến nhồi máu cơ tim cấp tính (tắc mạch vành), đau thắt ngực, thuyên tắc phổi và ngoại biên;
- Tình trạng co thắt nội tạng: Như trong cơn đau quặn niệu quản, mật hoặc đường tiêu hóa;
- Bệnh mạch máu: Có thắt mạch máu ngoại biên hoặc co thắt mạch máu não.
Tóm lại, bà bầu có được ăn rau ngót không? Câu trả lời là KHÔNG vì rau ngót chứa nhiều papaverin. Trong mọi tình huống, tốt nhất là mẹ bầu nên tuyệt đối tránh xa việc tiêu thụ rau ngót xuyên suốt thai kỳ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân mình và cho thai nhi.
2. Rau ngót kích thích hô hấp
Bà bầu ăn rau ngót được không? Câu trả lời là KHÔNG vì ăn rau ngót kích thích hệ hô hấp, gây ra hiện tượng thở dốc ở mẹ bầu. Khi rau ngót được tiêu hóa trong cơ thể, hợp chất papaverin trong rau ngót tác động lên các thụ thể hóa học ở động mạch cảnh và động mạch chủ, từ đó làm giãn cơ trơn của các mạch máu lớn hơn, bao gồm động mạch vành, não và phổi, khiến mẹ bầu bị tụt huyết áp và thở dốc để bù đắp lại lượng oxy bị “pha loãng” trong máu khi hạ huyết áp.
3. Ăn nhiều rau ngót gây cản trở sự hấp thu canxi và phốt pho
Bà bầu ăn rau ngót được không? Câu trả lời là KHÔNG vì trong lá rau ngót có chứa glucocorticoid – một hợp chất steroids có tính năng kháng viêm. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu dài hạn được tiến hành trong 1 năm cho thấy, việc hấp thụ glucocorticoid có thể ngăn cản quá trình hấp thu canxi của cơ thể và làm suy giảm mật độ khoáng chất trong xương cột sống tại vùng thắt lưng.
Không những thế, glucocorticoid còn được chứng minh là góp phần ức chế sự hấp thụ phốt pho (dưới dạng muối phốt-phát) ở ruột. Do đó, tiêu thụ rau ngót khiến mẹ bầu tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và khiến thai nhi dễ bị chậm lớn hoặc còi cọc.
4. Phụ nữ mang thai ăn nhiều rau ngót khiến cơ thể uể oải
Vì rau ngót chứa một hàm lượng papaverin cực kỳ cao. Do đó, khi ăn rau ngót, papaverin sẽ thoát nhanh vào tuần hoàn mạch máu, gây tác dụng hạ huyết áp toàn thân, khiến mẹ bầu dễ có cảm giác chóng mặt, uể oải, lừ đừ, “nặng” người và buồn ngủ.
5. Mẹ bị đầy bụng, khó tiêu khi ăn nhiều rau ngót
Bà bầu ăn rau ngót được không khi có thể trạng bất ổn? Câu trả lời là KHÔNG vì với một số mẹ bầu có cơ địa dễ bị kích ứng, việc hấp thụ phải hợp chất papaverin chứa trong rau ngót có thể khởi phát những tác dụng phụ nguy hiểm như khó chịu toàn thân, buồn nôn, khó chịu ở bụng, chán ăn, táo bón hoặc tiêu chảy, phát ban da, khó chịu, chóng mặt, nhức đầu, đỏ bừng mặt, đổ mồ hôi, thở gấp, tăng nhịp tim, huyết áp tăng nhẹ hoặc buồn ngủ quá mức.
Những loại rau tốt cho bà bầu thay cho rau ngót
Xem thêm : Bí quyết nấu chè ngon cho bát chè hạt sen không bị sượng
Như vậy, rau ngót là một loại rau nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng của thai nhi. Do đó, thay vì tiếp tục tự hỏi bản thân có bầu ăn rau ngót được không, mẹ hãy tham khảo thêm danh sách các loại rau an toàn và bổ dưỡng dưới đây để kịp thời bổ sung vào khẩu phần ăn thay cho rau ngót:
1. Rau cải bó xôi
Cải bó xôi được xem là “vua các loại rau xanh” nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe mà không hề chứa các hợp chất gây biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Do đó, cải bó xôi đặc biệt hữu ích cho mẹ bầu và thai nhi vì:
- Giàu folate (48% DV): Cải bó xôi là một nguồn cung cấp folate dồi dào cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi ngay từ giai đoạn sớm của thai kỳ. Folate đến từ cải bó xôi cũng góp phần ngăn chặn 75% các dị tật bẩm sinh như dị tật nứt đốt sống và dị tật thai vô sọ.
- Giàu sắt (15% DV): Sắt là “nguyên liệu” quan trọng giúp tạo ra hồng cầu cho cả mẹ và thai nhi. Việc thiếu hụt sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu ở mẹ bầu, khiến thai nhi chậm tăng trưởng.
- Giàu canxi (8% DV): Cải bó xôi chứa canxi, một khoáng chất cần thiết cho việc phát triển xương và răng của thai nhi.
- Giàu vitamin A (52% DV) và C (31% DV): Vitamin A giúp hỗ trợ sự phát triển của mắt, da, và các mô trong cơ thể của thai nhi. Trong khi đó, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ sự hấp thụ sắt.
- Giàu chất xơ (8% DV): Cải bó xôi cũng chứa nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón – một tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
- Giàu chất chống oxy hóa: Cải bó xôi chứa nhiều chất chống oxy hóa như zeaxanthin và lutein, giúp bảo vệ mẹ khỏi tổn thương do gốc tự do, đồng thời giúp thai nhi phát triển thị giác hoàn thiện.
2. Bông cải xanh
Tương tự như cải bó xôi, bông cải xanh rất giàu vitamin (A, C, K, B9,…), khoáng chất (kali, phốt pho, selen) cùng các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin. Không những thế, bông cải xanh còn tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì chúng chứa nhiều:
- Chất kháng khuẩn: Theo nghiên cứu, bông cải xanh có tác dụng ức chế vi khuẩn và nấm men gây bệnh ở người nhờ chứa nhiều các peptide kháng khuẩn tồn tại trong phần thân và hoa của cây cải xanh.
- Sulforaphane: Bông cải xanh chứa sulforaphane – một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây oxy hóa, hỗ trợ ngăn ngừa tăng huyết áp, tiền sản giật và sinh non.
- Coenzyme Q10: Coenzyme Q10 có trong bông cải xanh giúp mẹ tăng cường sức khỏe tim mạch – một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tuần hoàn và sự vận chuyển dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi.
- Vitamin B6: Bông cải xanh chứa vitamin B6 – một loại vitamin quan trọng giúp hỗ trợ sự phát triển não bộ và chất dẫn truyền thần kinh.
- Choline: Choline trong bông cải xanh hỗ trợ hình thành màng tế bào và mở rộng mô, đặc biệt hỗ trợ các dẫn truyền thần kinh, giúp thai nhi hình thành não bộ toàn diện.
3. Cải thìa
Cải thìa rất giàu vitamin C và vitamin K. Trong cơ thể, vitamin K đóng vai trò hỗ trợ quá trình đông máu của mẹ và quá trình phát triển xương của thai nhi, còn vitamin C giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, hấp thu sắt và ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Không những thế, việc tiêu thụ vitamin C & K cùng một lúc, chẳng hạn như ăn cải thìa, còn được chứng minh là có khả năng làm giảm 91% các triệu chứng ốm nghén của mẹ bầu sau 3 ngày. Điều này khiến cho cải thìa xứng đáng trở thành một loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng tuần của mẹ bầu.
4. Rau muống
Rau muống là một món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam. Loại rau này tuy có giá thành rẻ nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nhờ vào những thành phần dinh dưỡng quan trọng sau:
- Vitamin C (66% DV): Vitamin C giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng bằng cách kích thích sự di chuyển của bạch cầu trung tính đến vị trí nhiễm trùng, đồng thời giúp cơ thể tăng cường sản sinh collagen – một loại protein đóng vai trò kết dính tế bào. Nhờ đó, ăn rau muống giúp mẹ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và giúp thai phải phát triển da, xương, cơ bắp và mạch máu một cách toàn diện.
- Vitamin A (39% DV): Rau muống là một nguồn thực phẩm giàu vitamin A. Loại vitamin này kích thích tiến trình tăng sinh và biệt hóa tế bào, hỗ trợ thai nhi phát triển thể chất toàn diện, bao gồm cả hệ thống thị giác, hệ miễn dịch, hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của thai nhi.
- Magiê (20% DV): Magiê là một khoáng chất thiết yếu cần thiết để cơ thể tổng hợp protein, duy trì hiệu quả dẫn truyền giữa các tế bào thần kinh và cơ bắp. Bổ sung đầy đủ magie được chứng minh giúp thai nhi ngăn ngừa tình trạng chậm phát triển và sinh non.
- Sắt (13% DV): Sự thiếu hụt sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Ngược lại, bổ sung đầy đủ sắt góp phần làm giảm 67% nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sinh đủ tháng.
Trên đây là những thông tin quan trọng về thành phần và tác hại khi tiêu thụ rau ngót trong thai kỳ. Hy vọng thông qua bài viết, mẹ đã biết rõ ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về việc mang bầu có ăn được rau ngót không để có thể tự đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính bản thân của mình và bé yêu.
Sau khi đã hiểu rõ về việc có bầu ăn rau ngót được không, mẹ có hãy cân nhắc lựa chọn các loại thực phẩm thay thế một cách cẩn thận. Tốt nhất, mẹ nên kết hợp với việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng được một khẩu phần ăn an toàn, giàu dinh dưỡng, giúp bé yêu phát triển toàn diện.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp