Khi mang thai cần kiêng kỵ một số hành động bình thường chúng ta vẫn thực hiện vì chúng có thể gây hại cho thai kỳ. Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không? Mang thai cần kiêng kỵ những gì?
Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không?
Với rất nhiều người Việt Nam, bôi dầu gió là thói quen và phản ứng đầu tiên khi bị đau bụng. Vì thế bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không cũng là câu hỏi của rất nhiều phụ nữ mang thai. Câu trả lời của chúng tôi là không, bà bầu không được xoa dầu gió vào bụng. Bụng của bà bầu là bộ phận rất nhạy cảm, có thể dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Xoa dầu gió lên bụng là hành động có thể kích thích tử cung co bóp dẫn tới sảy thai, sinh non, rất nguy hiểm với thai nhi.
Bạn đang xem: Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không?
Ngoài ra, thành phần của dầu gió thường có chứa long não, tinh dầu bạc hà,… có thể hấp thụ qua da, xâm nhập vào cơ thể thai nhi thông qua nhau thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra long não có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Cùng với đó, mẹ bầu có thể bị đau bụng do nhiều bệnh lý khác nhau, dầu gió không phải thuốc chữa bệnh nên xoa dầu gió khi bị đau bụng không làm thuyên giảm cơn đau. Khi bà bầu bị đau đầu, đau bụng nên đi khám để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị, khắc phục an toàn, phù hợp với thai kỳ và giảm đau nhanh chóng. Không xoa dầu gió lên bụng hay tự ý uống thuốc để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực hoặc thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bà mẹ và thai nhi.
Xem thêm : Ăn hạt chia có giảm cân không?
Mẹ bầu không được xoa dầu gió vào bụng để tử cung không bị kích thích co bóp gây sảy thai, sinh non
Mang thai cần kiêng kỵ những gì?
Bên cạnh tìm hiểu bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không các chị em cũng cần tìm hiểu những điều tối kỵ khác trong thai kỳ nhằm đảm bảo an toàn tốt nhất cho bà bầu và thai nhi.
Mẹ bầu xông hơi hay tắm bồn bằng nước quá nóng làm nhiệt độ túi ối tăng cao, thai nhi gặp nguy hiểm do quá trình hô hấp bị cản trở
Khi mang thai bà bầu cần kiêng kỵ những vấn đề sau:
- Không ăn thực phẩm có thể gây sảy thai như rau răm, mướp đắng, đu đủ, dứa,… Thức ăn cay nóng, thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt đều có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thai kỳ. Đặc biệt, các món tái – sống và các loại cá biển nước sâu có chứa nhiều thủy ngân, kim loại nặng có thể khiến bà bầu và thai nhi bị ngộ độc.
- Không uống bia, rượu, đồ uống có cồn, sữa tươi không tiệt trùng; hạn chế uống trà, cà phê, đồ uống chứa caffeine.
- Không sử dụng hóa chất làm đẹp tóc, sơn móng chân – tay; chỉ nên sử dụng các loại mỹ phẩm làm đẹp da, son môi dành riêng cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú.
- Hạn chế cúi gập người để tránh bị chóng mặt, choáng váng có thể gây ngã.
- Không làm việc nặng, đặc biệt là mang vác nặng có thể khiến bà bầu bị va chạm và gây nguy hiểm cho thai kỳ.
- Không giữ nguyên tư thế trong một thời gian dài, kể cả đứng hay ngồi quá lâu.
- Không xông hơi, tắm bồn với nước quá nóng sẽ khiến nhiệt độ túi ối tăng cao, cản trở quá trình hô hấp của thai nhi.
- Hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ để giảm nguy cơ sảy thai, sinh non. Chú ý quan hệ tình dục an toàn trong suốt thai kỳ để không gây nguy hiểm cho bé.
Một vài lưu ý cho phụ nữ mang thai
Viên sắt và axit folic cho phụ nữ có kế hoạch mang thai, bà bầu và mẹ nuôi con bú
Để có thai kỳ khỏe mạnh bà bầu cần chú ý:
- Bổ sung đầy đủ DHA, sắt và axit folic cho bà bầu bằng thực phẩm kết hợp viên uống ngay từ khi có kế hoạch mang thai và trong toàn bộ thai kỳ.
- Chú ý bổ sung canxi bằng viên uống từ tháng thứ 4 của thai kỳ để bảo vệ sức khỏe xương khớp cho bà mẹ và cung cấp đầy đủ canxi cho quá trình phát triển xương và chiều cao của thai nhi.
- Sắt và canxi có thể ức chế và cản trở hấp thụ lẫn nhau, không uống sắt và canxi cùng lúc mà nên uống cách nhau ít nhất 1 – 2h.
- Thời điểm sắt và canxi hấp thụ tốt nhất là vào buổi sáng, khi bụng rỗng (sau ăn 1 – 2h)
- Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý uống thuốc và điều chỉnh liều lượng vitamin bà bầu để đảm bảo an toàn cho thai nhi và nâng cao sức khỏe thai kỳ.
- Khám và làm xét nghiệm thai kỳ đầy đủ theo lịch hẹn và chỉ dẫn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe và quá trình phát triển toàn diện của thai nhi, kịp thời phát hiện bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể gồm tinh bột, chất béo, chất xơ, đạm. Ăn nhiều trái cây và rau xanh để tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ, giảm táo bón, tăng sức đề kháng hiệu quả.
- Ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc – đúng giờ, nghỉ ngơi nhiều hơn, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, tránh xa, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích để nâng cao sức khỏe thai kỳ.
Chúng ta vừa tìm hiểu bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không, những điều bà bầu cần kiêng kỵ và một số lưu ý khác để nâng cao sức khỏe thai kỳ, ngăn ngừa tai biến thai sản có thể xảy ra. Ngay khi thấy có vấn đề về sức khỏe bà bầu nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị an toàn, tốt nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp