Lá vối tươi chứa nhiều thành phần các chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai. Liệu rằng bà bầu uống nước vối có tốt không? Một trong những tác dụng đặc biệt của nước vối là giúp bé sinh ra có làn da trắng hồng hào khỏe mạnh. Để tìm hiểu thêm những công dụng đặc biệt khác của lá vối đối với thai kỳ, bạn đọc hãy cùng nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết bổ ích ngay sau đây nhé!
Khái quát về cây vối
Nước vối thường là nước đun từ lá vối, nụ vối phơi khô, đây là một loại thức uống quen thuộc của người dân Việt Nam, nhất là những người sống ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Cây vối còn được gọi là cây trâm nắp, có tên khoa học là Syzygium Nervosum thuộc họ Myrtaceae. Cây vối có chiều cao khoảng 4 – 5m, đường kính trung bình 40m, lá và cuống vối dài từ 1 – 1,5cm, có phiến lá cứng và dai. Hoa vối thường có màu xanh nhạt, trắng và cuống ngắn (gần như không có). Quả vối có hình trứng, kích thước đường kính 7 – 10 mm; khi chín quả vối có dịch và màu tím sẫm. Dựa vào màu sắc và kích thước của lá người ta chia cây vối được chia thành hai loại phổ biến là:
Bạn đang xem: Bà bầu uống nước vối có tốt không? Công dụng tuyệt vời của nước vối có thể mẹ chưa biết
- Cây vối tẻ: Có màu xanh thẫm, bản lá to.
- Cây vối nếp: Lá thường nhỏ và có màu xanh nhạt.
Trong lá cây vối chứa nhiều khoáng chất và vitamin. Khi dùng lá vối hãm trà, nước vối thường có mùi thơm ngọt, nhẹ nhàng, vị gắt gắt ở cổ. Lá vối chứa thành phần beta – sitosterol, đây là một hợp chất có khả năng chuyển hóa cholesterol, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào tự do và làm giảm mỡ máu trong cơ thể. Nước vối có công dụng tốt với nhiều người, vậy bà bầu uống nước vối được không?
Bà bầu uống nước vối có tốt không?
Nước vối có nhiều công dụng tuyệt vời, do vậy nhiều người thường thắc mắc bà bầu uống nước vối có tốt không? Các thành phần của cây vối từ cành, lá đến nụ của cây đề được dùng để làm thuốc hoặc hãm thành nước uống như trà xanh. Lá vối tươi thường được đun thành nước uống nhiều nhất. Nước lá vối lúc đầu có vị đắng nhẹ, sau lại thành dịu ngọt, mùi ngai ngái lại dễ uống. Trong nước vối chứa nhiều tanin, khoáng chất và các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể.
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học Nữ sinh Nhật Bản, các nhà khoa học cho hay: Nụ vối có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết và khả năng hạn chế lượng đường huyết sau khi ăn. Ngoài ra, nó cũng có công dụng giúp làm giảm lipid máu, phòng ngừa các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra khi điều trị đái tháo đường trong thời gian dài nếu uống nước vối thường xuyên.
Xem thêm : Hoa đỗ quyên ra hoa mùa nào? Phân loại và ý nghĩa
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định, bà bầu uống nước vối với hàm lượng vừa đủ sẽ rất tốt đối với sức khỏe. Bên cạnh đó dân gian cũng cho rằng: Mẹ bầu uống nước vối trong thai kỳ sẽ giúp đứa trẻ sinh ra có làn da trắng hồng, mẹ lấy lại vóc dáng đẹp sau sinh.
Công dụng của nước vối đối với thai phụ
Chúng ta đều biết nước vối có nhiều tác dụng, bà bầu uống nước vối cũng tốt với cơ thể, cụ thể như:
Nước vối có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa
Hầu hết những phụ nữ mang thai đều có tình trạng chán ăn, ợ hơi, đầy bụng… Nước vối chính là một biện pháp tự nhiên mà các mẹ dùng để cải thiện những triệu chứng này. Theo Đông y, nước vối có vị hơi đắng nhẹ, có tác dụng rất tốt kích thích dạ dày tiết dịch, làm mẹ bầu có cảm giác ăn ngon miệng hơn, tăng cường sự hoạt động của tiêu hóa làm giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Ngoài ra, tanin trong nước vối cũng có công dụng tốt bảo vệ tế bào niêm mạc ruột.
Công dụng chống sự oxy hóa của nước vối
Bà bầu uống nước vối được không? Đại học Ohio nghiên cứu được trong nụ vối có chứa hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, làm giảm quá trình oxy hóa của nhiều bộ phận trên cơ thể, bảo vệ tuyến tụy tránh bị tổn thương trong quá trình mang thai. Nước vối cũng có công dụng làm hạn chế một số tình trạng hay xảy ra ở mẹ bầu như: Rụng tóc, hở chân răng, nhăn da… giống như tác dụng của nước trà xanh.
Giải độc và thanh lọc cơ thể
Nước vối có công dụng làm mát trong những ngày hè nắng nóng. Trong một cốc nước vối có chứa lượng lớn các loại vitamin và muối khoáng, bà bầu uống nước vối sẽ tránh được tình trạng mất nước. Nước vối cũng giúp mẹ bầu thanh lọc, giải độc cho cơ thể một cách nhanh chóng trong trường hợp bị nóng hoặc nhiệt miệng.
Một số công dụng đặc biệt khác của lá vối
Xem thêm : Nhảy mũi (hắt xì hơi) là biểu hiện của điều gì? Khám phá ý nghĩa nhảy mũi theo ngày và giờ
Bên cạnh những lợi ích điển hình trên đối với thai phụ, lá vối còn là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các bà bầu bởi những công dụng khác như sau:
- Làm đẹp da và sát khuẩn: Nước vối có tác dụng thúc đẩy sự phát triển không ngừng bên trong làn da, từ đó giúp da mịn màng, giảm tiết dầu và tăng độ tươi tắn hồng hào.
- Ngăn ngừa bệnh lý tiểu đường thai kỳ: Polyphenol và chất ức chế alpha – glucosidase có trong nụ vối giúp làm giảm lượng đường trong máu, giảm mỡ máu và các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường trong thai kỳ thì nước vối cũng là một loại nước uống an toàn và hiệu quả trong việc điều trị.
- Nước vối giúp lợi sữa sau sinh: Trong nước vối có chứa các loại khoáng chất và vitamin có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tuyến sữa giúp mẹ có nhiều sữa hơn sau khi sinh.
Lượng nước vối cần thiết cho bà bầu là bao nhiêu?
Bà bầu uống nước vối có tốt không? Uống bao nhiêu là đủ? Nước vối tốt cho thai phụ, tuy nhiên các mẹ không nên uống quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc là đủ. Nước vối nên uống vào các buổi trong ngày, không nên uống sau bữa ăn vì thức ăn có thể làm giảm tác dụng của nước vối. Cách đun nước vối rất đơn giản, mẹ chỉ cần lấy một nắm lá vối (có thể là lá tươi hoặc khô) đem rửa sạch rồi cho vào ấm, cho lượng nước vừa đủ rồi đun đến khi sôi, để nguội rồi uống hoặc có thể uống lúc còn ấm, để dễ uống thì có thể thêm đá hoặc một ít đường. Nụ vối cũng có thể đun nên uống như lá hoặc hãm nước như hãm trà xanh.
Nước vối chứa nhiều tanin, vitamin và khoáng chất rất tốt cho phụ nữ mang thai. Do đó bà bầu hoàn toàn có thể uống nước vối để tăng cường sức khỏe. Trên đây là bài viết “Bà bầu uống nước vối có tốt không?” mà nhà thuốc Long Châu chia sẻ cho bạn. Chúc bạn có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về sức khỏe nhé!
Xem thêm:
- Uống sữa bầu vào buổi tối có tốt không? Lưu ý khi uống sữa bầu mà chị em nên biết
- Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không? Những thực phẩm mẹ bầu 3 tháng nên tránh
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp