Cơ cấu thành phần kinh tế
Khái niệm
Bạn đang xem: Cơ cấu thành phần kinh tế là gì? Mối liên hệ với các dạng cơ cấu kinh tế khác
Cơ cấu thành phần kinh tế là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một thành phần kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hay theo từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.
Nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế là để đánh giá vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong phát triển đất nước cũng như từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.
Thuật ngữ liên quan
Xem thêm : Chứng chỉ tiếng Anh có thời hạn bao lâu?
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể.
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỉ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân.
Mối liên hệ với các loại cơ cấu kinh tế khác
Cơ cấu kinh tế vùng là một trong các loại cơ cấu kinh tế.
Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp cấu thành từ nhiều bộ phận. Do đó, có nhiều cách khác nhau trong việc xem xét cơ cấu kinh tế.
Có thể xem xét cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế.
Trong đó:
Xem thêm : Uống nước dừa có trắng da không? 9 Công dụng của nước dừa với làn da
– Cơ cấu kinh tế vùng là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một vùng kinh tế lãnh thổ.
– Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là một ngành hay một nhóm ngành kinh tế.
Mối liên quan
Ba loại hình cơ cấu kinh tế trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia.
Quá trình phát triển kinh tế luôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.
Tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với việc khai thác được các tiềm năng và lợi thế tương đối cũng như các điều kiện bên trong và bên ngoài của nền kinh tế.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế phát triển, Tổng cục dạy nghề, NXB Lao động, 2010)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp