Nội dung và các đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1. Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa:

1.1. Định nghĩa về dân chủ:

– Dân chủ là một hệ thống chính quyền trong đó luật pháp, chính sách, sự lãnh đạo và các chủ trương lớn của một nhà nước hoặc chính thể khác được quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp bởi “người dân”,

1.2. Các học thuyết về dân chủ:

– Vào những năm 430 trước Công nguyên nhà lãnh đạo Athen Pericles đã lần đầu đề cập đến khái niệm dân chủ. Ông cho rằng, để một thành phố trở nên đáng sống thì luật pháp của nó, phải ủng hộ nhiều người thay vì số ít, đó chính là dân chủ. Pericles cho rằng luật pháp được đặt ra phải bình đẳng với tất cả mọi người và không nhằm hướng đến bất cứ một nhóm đối tượng đặc biệt nào.

– Người tiếp theo, phát triển nên khái niệm về dân chủ là nhà triết học Aristotle . Những nghiên cứu của ông về dân chủ sử dụng những thuật ngữ sẽ có ảnh hưởng lớn trong các nghiên cứu so sánh về các hệ thống chính trị sau này. Ông lồng ghép ý tưởng về dân chủ vào trong nghiên cứu khái niệm về “hiến pháp”. Theo ông định nghĩa là “một tổ chức gồm các cơ quan mà mọi công dân phân bổ cho nhau, tùy theo quyền lực mà các giai cấp khác nhau sở hữu. Do đó phải có nhiều hình thức chính phủ cũng như có nhiều phương thức sắp xếp các cơ quan, tùy theo ưu thế và sự khác biệt của các khu vực trong bang”.

– Gần 20 thế kỷ sau, triết gia người Anh John Locke đã áp dụng các học thuyết về dân chủ của Aristoteles trong Luận thuyết thứ hai về Chính quyền Dân sự (1690). Bản thân Locke là người ủng hộ rõ ràng bình đẳng chính trị, tự do cá nhân, dân chủ và nguyên tắc đa số. Những công trình nghiên cứu của ông về học thuyết dân chủ đã nó đã cung cấp một nền tảng triết học mạnh mẽ cho các chương trình chính trị và lý thuyết dân chủ sau này.

– Theo Locke, trước khi hình thành xã hội loài người, con người sống bình đẳng với nhau mà không bị lệ thuộc hay phục tùng, và họ hoàn toàn tự do hành động và định đoạt tài sản của mình khi họ thấy phù hợp. Ông chỉ ra nếu sự đồng ý của đa số không hợp lý, sẽ được coi như ý chí của tập thể và kết luận từng cá nhân; ý kiến của mỗi cá nhân tạo nên hành động của tổng thể: Nhưng đạt được điều này gần như không thể có được.” Vì vậy, không chính phủ nào là hợp pháp trừ khi nó nhận được sự đồng thuận của người dân, và sự đồng ý đó chỉ có thể được thực hiện thông qua nguyên tắc đa số.

– Locke phân biệt các hình thức chính quyền khác nhau trên cơ sở nơi người dân lựa chọn đặt quyền làm luật. Nếu nhân dân giữ quyền lập pháp cho mình, cùng với quyền bổ nhiệm những người thi hành luật, thì lúc này hình thái của Nhà nước đó là một nền Dân chủ hoàn hảo”. Nếu họ đặt quyền lực “vào tay một số Người được chọn, và những Người thừa kế hoặc Người kế vị của họ,… thì đó là Chế độ cha truyền con nối hoặc nếu chì vào tay một Người thì khi đó trở thành Chế độ quân chủ.” Đối với bất kỳ hình thức chính phủ nào, nguồn quyền lực chủ quyền cuối cùng vẫn là người dân và mọi chính phủ hợp pháp đều phải dựa trên sự đồng ý của họ. Do đó, nếu một chính phủ lạm dụng lòng tin của mình và vi phạm các quyền cơ bản của người dân – đặc biệt là quyền sở hữu tài sản – thì người dân có quyền nổi dậy và thay thế chính phủ đó bằng một chính phủ khác mà họ có thể sẵn lòng chấp thuận luật pháp của họ. Và ai sẽ phán xét liệu chính phủ có lạm dụng lòng tin của mình hay không? Một lần nữa, Locke khẳng định rõ ràng: chính người dân phải đưa ra phán quyết đó. Mặc dù không sử dụng thuật ngữ này, nhưng Locke khẳng định rõ ràng quyền cách mạng chống lại một chính phủ chuyên quyền.

1.3. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:

– Trong các chế độ xã hội lịch sử của người thì chế độ xã hội chủ nghĩa được coi là hình thái phát triển cao nhất hiện nay. Để một Nhà nước có thể phát triển lên thành nhà nước xã hội chủ nghĩa thì điều đầu tiên mà Nhà nước đó cần, đó chính là phải tồn tại sự dân chủ trong nhà nước. Hay nói cách ngắn gọn bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa chính là dân chủ. Một nhà nước mang nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lý tưởng phải là nơi mà nhân dân được thực hiện quyền quyền lực của mình, một Nhà nước được xây dựng vì Nhân dân, của nhân dân và do nhân dân tạo nên.

– Sau này, khi Marsx – Lenin tiếp nhận những học thuyết về dân chủ và xây dựng nên các hình thái xã hội lịch sử, họ đã kết hợp hai khái niệm này với nhau để xây dựng nên ý tưởng về một dân chủ xã hội chủ nghĩa. Theo lý thuyết của Marsx – Lenin định nghĩa về dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thức tổ chức của nhà nước được dựng nên bởi giai cấp công nhân với hệ thống chính trị tương ứng với đặc trưng cốt lõi là công nhận quyền lực chính trị của giai cấp công nhân, số đông quần chúng nhân dân lao động.

– Vậy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được hiểu là tập hợp các quy phạm nhà nước, xã hội được xác lập, thực hiện và từng bước hoàn thiện nhằm đảm bảo thi hành trên thực tế, ngày càng đầy đủ các quyền lực chính trị của giai cấp công nhân, của các giai cấp và các tầng lớp nhân dân khác và của toàn xã hội.

2. Nội dung đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:

2.1. Thứ nhất, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ có tính lịch sử:

– Tất cả các nền dân chủ đều mang tính lịch sử, vì bản thân nó ra đời trong những hoàn cảnh và tiền đề chính trị xác định, tồn tại phát triển trong mối quan hệ biện chứng cùng những cơ sở kinh tế – xã hội, chính trị xã hội tương ứng. Khi đó, các quyền lợi chính trị cơ bản của giai cấp công nhân nắm vai trò chi phối, quyết định đến bản chất, các hình thức và phương thức thực thi quyền lực chính trị chủ yếu của nền dân chủ. Sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời được coi là sản phẩm tất yếu phải xảy ra từ cuộc đấu tranh về giành lại chính quyền của giai cấp công nhân, thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, hình thành và xác lập hệ thống các nội dung quy định chủ yếu mang tính chính trị, bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tất yếu sẽ có các các trình tự phát triển cơ bản sau: Bắt đầu thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, các điều kiện, mầm mống của chủ nghĩa xã hội được từng bước xác lập và củng cố, theo đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng từng bước tự phủ định mình, dần dần cũng tự suy vong.

2.2. Thứ hai, bản chất giai cấp của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:

– Xét về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nền dân chủ của giai cấp công nhân, đồng thời là nền dân chủ của quần chúng, dân chủ đại đại diện cho phần đông nhân dân lao động. Sự xuất hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu sự suy vong của chủ nghĩa tư bản. Khi chủ nghĩa tư bản đi đến con đường cùng thì đó là lúc xây dựng chủ nghĩa cộng sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải găn với thực tế quyền dân chủ của nhân dân với cốt lõi là liên minh của giai cấp công nhân với đại đa số quân chúng nhân dân lao động. Động lực xã hội làm nên nền tăng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa động thời cũng là chủ thể của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự tham gia của khối liên minh của đại đa số quần chứng nhân dân lao động ngày càng đông đảo, ngày càng trở thành nền tảng của giai cấp công nhân.

2.3.Thứ ba, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa thể hiện tính dân tộc, vừa thể hiện tính nhân loại:

– Nền dân chủ mang tính dân tộc được lý giải là nền dân chủ được xây dựng trên cơ sở văn hóa xã hội chủ nghĩa với nội dung tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa còn cần trở nên phổ thông trên tất cả các quốc gia dân tộc, ngay từ khi ra đời trong từng quốc gia dân tộc, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã là nền dân chủ mang tính phổ biến, tính nhân loại.

2.4. Thứ tư, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thái dân chủ cuối cùng trong lịch sử:

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của cuộc cách mạng giành lại chính quyền từ tay giai cấp thống trị những người thực hiện chế độ sở hữu tư nhân, có quyền lợi chính trị đối lập với quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động, phù hợp với lợi ích chính trị chính đáng của dân tộc và của toàn xã hội.

3. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

Nhận thức được điều tất yếu trong hình thái phát triển xã hội, Đảng Công sản Việt Nam luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của dân chủ đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trước hết, xa định bản chất chế độ ở Việt nam là dân chủ. Điều này hoàn toàn thuận theo quy luật lịch sử phát triển các nền dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta cô đúc toàn bộ những giá trị tinh túy mà dân chủ đã đạt được trong lịch sử, vừa mang những giá trị dân chủ đạm bản sắc truyền thống của dân tộc, đông thời hình thành những giá trị dân chủ. Đảng đã nhận thức rõ hơn dân chủ phải trở thành giá trị phổ biến của xã hội, thâm nhập vào các quan hệ chính trị – xã hội, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bao quát mọi góc độ trong sự tồn tại của con người.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng khẳng định nhân dân Việt Nam xây dựng nên chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội “do nhân dân làm chủ”. Khẳng định trọng tâm của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đảm bào và tôn trọng quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân, song hành với đó là trách nhiệm và nghĩa vụ công dân.

Để xây dựng một cơ chế mà nhân dân làm chủ, Đảng đã xây dựng và ban hành nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Từ những bản chất và đặc điểm nêu trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là chế độ dân chủ thực sự, nền dân chủ được xây dựng, vì con người.