Chào CSGT. Sắp tới tôi vào Nam lập nghiệp đi bằng tàu hỏa. Tôi dự định sẽ mang theo một mèo cảnh lên luôn. Không biết rằng liệu tôi có được mang mèo lên tàu hỏa hay không ? Quy định ra sao? Mong CSGT tư vấn giúp tôi ạ. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi thư về cho CSGT.
Bạn đang xem: Có được mang mèo lên tàu không?
Để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây của CSGT của chúng tôi
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 09/2018/TT-BGTVT
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Mang chó, mèo lên tàu hỏa được không?
Tại Khoản 6 Điều 13 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về những vật dụng, hàng hóa không được mang theo người bao gồm:
a) Hàng nguy hiểm;
b) Vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sử dụng hợp lệ;
c) Những chất gây mất vệ sinh, làm bẩn toa xe;
d) Thi hài, hài cốt;
đ) Hàng hóa cấm lưu thông;
e) Động vật sống (trừ chó cảnh, mèo, chim, cá cảnh nhưng phải có trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới người xung quanh);
g) Vật cồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên tàu, làm hư hỏng trang thiết bị toa xe.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì hành khách đi tàu hỏa được mang theo người các động vật sống là chó cảnh, mèo, chim, cá cảnh lên tàu hỏa nhưng bắt buộc phải có trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới người xung quanh.
Mang chó, mèo lên tàu hỏa gây ảnh hưởng tới người xung quanh bị phạt như thế nào?
Theo điểm đ Khoản 2 Điều 73. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt
Xem thêm : Các thứ tự hành tinh trong hệ mặt trời mà bạn nên tìm hiểu về chúng
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gây mất trật tự, an toàn trên tàu, dưới ga;
b) Đổ, để rác thải sinh hoạt lên phương tiện giao thông đường sắt;
c) Mang theo động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu;
d) Mang chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm vào ga, lên tàu trái quy định;
đ) Mang theo động vật sống lên tàu trái quy định;
e) Mang thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị; mang thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt quốc gia trái quy định.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa động vật có dịch bệnh, thi hài, hài cốt, chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm, động vật sống xuống tàu (tại ga đến gần nhất trong trường hợp tàu đang chạy), ra ga để xử lý theo quy định
Do đó nếu bạn mang chó, mèo lên tàu hỏa không trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh có thể bị phạt bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đưa động vật sống xuống tàu (tại ga đến gần nhất trong trường hợp tàu đang chạy) để xử lý theo quy định.
Xử lý đối với trường hợp mang hành lý không được mang theo lên tàu hỏa
Căn cứ theo Điều 27 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về Hành lý ký gửi thuộc loại hàng cấm vận chuyển, hàng bị thu giữ như sau:
Khi phát hiện hành lý ký gửi thuộc loại hàng hóa bị nghiêm cấm trong hoạt động vận tải bằng đường sắt theo quy định Luật Đường sắt và các văn bản pháp luật liên quan (cụ thể Danh mục hàng nguy hiểm được hướng dẫn bởi Chương 6 Nghị định 65/2018/NĐ–CP) thì xử lý như sau :
- Trường hợp phát hiện tại ga đi, doanh nghiệp từ chối vận chuyển và báo cho cơ quan có thẩm quyền gần nhất để tiếp nhận xử lý;
- Trường hợp phát hiện khi đang vận chuyển, Trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản xác nhận, đưa hành lý này về ga gần nhất tàu có đỗ, bàn giao cho nhân viên của doanh nghiệp tại ga để báo với cơ quan có thẩm quyền gần nhất để tiếp nhận xử lý.
Khi phát hiện hành lý ký gửi không đáp ứng được yêu cầu theo quy định tại các Điều 62, Điều 63, Điều 64 của Luật Đường sắt
Điều 62. Vận tải hàng nguy hiểm
1. Hàng nguy hiểm là hàng khi vận chuyển trên đường sắt có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng của con người và vệ sinh môi trường.
Xem thêm : Dân cư châu á thuộc chủng tộc nào
2. Việc vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt phải tuân theo quy định của pháp luật về vận tải hàng nguy hiểm và bảo vệ môi trường.
3. Phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm đủ các điều kiện an toàn kỹ thuật mới được vận tải hàng nguy hiểm.
4. Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm và điều kiện xếp, dỡ, vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt.
Điều 63. Vận tải động vật sống
Vận tải động vật sống trên đường sắt phải tuân theo các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường.
Điều 64. Vận tải thi hài, hài cốt trên đường sắt quốc gia
1. Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt quốc gia phải có người áp tải.
2. Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt quốc gia phải bảo đảm vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường và có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Thì xử lý như sau:
- Trường hợp phát hiện tại ga đi, doanh nghiệp có quyền yêu cầu hành khách, người gửi hành lý ký gửi phải tuân thủ các quy định của Luật Đường sắt trước khi thực hiện vận chuyển. Trường hợp hành khách, người gửi hành lý ký gửi không đáp ứng được những yêu cầu trên thì doanh nghiệp từ chối vận chuyển hành lý nêu trên;
- Trường hợp phát hiện khi đang vận chuyển, Trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản xác nhận, đưa hành lý ký gửi này về ga gần nhất tàu có đỗ, bàn giao cho nhân viên của doanh nghiệp tại ga để phối hợp với hành khách, người gửi hành lý ký gửi xử lý đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật trước khi thực hiện vận chuyển ở chuyến tàu tiếp theo.
Khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu giữ hành lý ký gửi thì đại diện của doanh nghiệp hoặc Trưởng tàu lập biên bản về sự việc và bàn giao cụ thể cho người đại diện cơ quan ra lệnh thu giữ. Mẫu biên bản do doanh nghiệp quy định. Ngoài việc lập biên bản, đối với từng trường hợp được giải quyết như sau:
- Trường hợp hành lý ký gửi bị thu giữ ở ga đi, nếu hành lý ký gửi chưa xếp lên toa xe thì doanh nghiệp có trách nhiệm báo cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi đến để giải quyết. Trường hợp hành lý ký gửi đã xếp lên toa xe nhưng tàu chưa chạy nếu còn đủ thời gian tác nghiệp xếp, dỡ không ảnh hưởng đến biểu đồ chạy tàu thì phải dỡ xuống và báo cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi đến để giải quyết;
- Trường hợp khi tàu đang chạy mà hành lý ký gửi bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thu giữ, nếu hành lý ký gửi không thuộc loại hàng hóa quy định khoản 1, khoản 2 Điều này thì được phép vận chuyển đến ga đến và báo cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi đến để giải quyết;
- Trường hợp hành lý ký gửi bị thu giữ ở ga đến, Trưởng tàu bàn giao cho đại diện của doanh nghiệp tại ga để báo cho hành khách, người nhận hành lý ký gửi đến để giải quyết.
Ngoài việc chịu các biện pháp xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hành khách, người gửi hành lý ký gửi vi phạm quy định tại các Điều này còn phải:
- Trả tiền vận chuyển đối với toàn bộ số hành lý ký gửi trên đoạn đường đã vận chuyển theo quy định của doanh nghiệp;
- Bồi thường toàn bộ các thiệt hại do vi phạm gây ra;
- Bồi thường các khoản chi phí phát sinh nếu có.
Mời bạn xem thêm:
- Lỗi đi vào đường cấm xe tải
- Lỗi ô tô đi vào đường cấm theo giờ
- Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Biển báo hiệu đường 1 chiều
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Có được mang mèo lên tàu không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, tạm dừng công ty, chia đất thừa kế; Thủ tục tặng cho nhà đất, hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … .
Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp