Thừa kế là một lĩnh vực rộng lớn và bao quát.
- Súp lơ xanh cần bao nhiêu phút để luộc chín mà vẫn giòn ngon, xanh mướt? Tưởng “dễ” mà nhiều người trả lời sai
- 20+ loại thảo mộc và gia vị bạn cần tìm hiểu trước khi muốn trở thành đầu bếp (Phần 1)
- Các ngày lễ dương lịch, âm lịch tháng 1 của Việt Nam và thế giới
- Giải đáp: Táo đỏ kỷ tử có tác dụng gì, uống mỗi ngày có tốt không?
- Sốt ruột vì con trai 30 tuổi chưa lấy vợ
Theo quy định của pháp luật thì thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống.
Bạn đang xem: Có mấy hình thức thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam?
Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về thừa kế? Có bao nhiêu hình thức thừa kế hiện nay?
Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ trả lời các bạn về Có mấy hình thức thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam.
1. Có mấy hình thức thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
Hai hình thức thừa kế theo pháp luật dân sự hiện nay là: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Theo khoản Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015, việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:
- Không có di chúc.
- Di chúc không hợp pháp.
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Xem thêm : Thông tin tổng quan về cây sò huyết bạn nên biết
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản bao gồm:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
2. Phân biệt các hình thức thừa kế
2.1 Khái niệm
Thừa kế theo di chúc: Là thừa kế theo ý chí nguyện vọng của người để lại di sản trước khi chết
Thừa kế theo pháp luật: Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định
2.2 Đối tượng hưởng của thừa kế
Thừa kế theo di chúc: Theo ý chí, nguyện vọng của cá nhân khi lập di chúc, người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Thừa kế theo pháp luật: Các cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.
2.3 Hình thức
Thừa kế theo di chúc: Phải được lập bằng văn bản, nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng.
Thừa kế theo pháp luật: Không được lập thành văn bản. Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định của tòa án về phân chia di sản.
2.4 Phân chia di sản thừa kế
Xem thêm : Lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền 2024?
Thừa kế theo di chúc: Phân chia di sản thừa kế sẽ dựa vào ý chí của người để lại di sản được thể hiện thông qua di chúc/
Thừa kế theo pháp luật:
- Di sản thừa kế được phân chia theo hàng thừa kế.
- Những người cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
2.5 Áp dụng thừa kế thế vị
Thừa kế theo di chúc: Không áp dụng thừa kế thế vị
Thừa kế theo pháp luật:
- Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
- Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề các hình thức thừa kế theo pháp luật theo quy định của pháp luật.
Nếu còn bất kỳ vấn đề gì chưa rõ hoặc thắc mắc, vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ giải đáp.
Trân trọng./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp