Thay vì an cư rồi lạc nghiệp, người trẻ ngày nay đầu tư cho bản thân nhiều hơn, có xu hướng né tránh hoặc trì hoãn việc kết hôn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tuổi kết hôn lần đầu trung bình trên cả nước năm 2021 là 26,2 tuổi (cao hơn 0,5 tuổi so với năm 2020), đến năm 2022 tăng lên 26,9 tuổi. Trước tình hình đó, Chính phủ đưa ra biện pháp để giải quyết mức sinh thấp là tập trung vận động nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, không sinh con muộn. Có thể thấy, kết hôn muộn đang là mối quan tâm ở phạm vi quốc gia.
Mợ tôi thoáng buồn khi nhắc đến chuyện con trai thứ chưa chịu lấy vợ. Nhà có ba con trai (hai đứa đi xa): một đứa đã lập gia đình, con trai út đang lo học nghề, còn đứa thứ hai năm nay đã 30 tuổi mà chưa có gì. Mấy năm nay, tôi thấy mợ thở dài vì chuyện đó, cũng phải thôi vì hai vợ chồng năm nay cũng đã ngoài 60 rồi.
Bạn đang xem: Sốt ruột vì con trai 30 tuổi chưa lấy vợ
Mẹ tôi thì khác, Tết năm nay có lẽ bà sẽ vui hơn, vì đứa con trai thứ đã chịu lấy vợ. Hơn 40 tuổi đầu, bạn bè đồng trang lứa đã kịp hai con. Khi em báo tin lấy vợ mẹ tôi chưa tin, mẹ nói “chuyện không nên đùa”. Em lấy vợ, anh em tôi cũng thấy nhẹ nhõm hơn về mặt tâm lý, khi mà bấy lâu nay vẫn thấy nó một thân một mình vò võ đi về. Trong khi anh và em tôi, người nào cũng đã có gia đình và cuộc sống riêng của mình.
Trong gia đình nội ngoại của tôi, nhiều em ở tuổi “băm” vẫn chưa tính chuyện hôn nhân, mà lý do riêng tư chỉ chúng biết. Tết vừa rồi, về làng, tôi nghe nhiều người tính đếm, trai tuổi 30 ở làng mình đã tới cả chục đứa chưa lập gia đình. Cũng lạ, chúng đều có công ăn việc làm, đều là những đứa con hiếu thảo. Nguyên nhân nào khiến chúng ái ngại chuyện lập gia đình đến thế?
Đa phần người trẻ ngày nay ứng xử với tình yêu và hôn nhân khác nhiều những thế hệ trước, không coi đây là chuyện quá quan trọng của đời người. Không ít người trẻ chọn lối sống và hưởng thụ niềm vui cá nhân theo những cách của riêng mình. Không phải chúng không nghĩ đến hôn nhân nhưng chưa đến độ khát khao cháy bỏng hoặc tự tin bước vào cuộc sống gia đình khi bản thân còn những trăn trở cơm, áo, gạo, tiền, nhà cửa.
Xem thêm : Biển số xe 50 có ý nghĩa gì trong phong thủy?
>> Định kiến người độc thân thiếu hòa đồng
Thêm nữa, nỗi lo ngại về sự đổ vỡ hôn nhân cũng là một rào cản, khi mà tỷ lệ ly hôn ở ta đang có xu hướng gia tăng. Duyên vợ chồng vốn không nên cưỡng cầu khi người trong cuộc chưa cảm thấy đấy thực sự là một nhu cầu thôi thúc từ bên trong.
Nếu người lớn trách con em mình “không lấy vợ, lấy chồng là sống thiếu trách nhiệm” thì có vẻ hơi quá. Nếu bảo chúng “sống ích kỷ” cũng chưa hẳn đúng. Hai chữ “trách nhiệm” với bản thân gia đình hay xã hội bây giờ cũng khác. Sống có trách nhiệm không hẳn là phải kết hôn. Miễn là tự lo cho bản thân, quan tâm gia đình, không sa vào các tệ nạn, sống và làm việc có ích theo Hiến pháp và pháp luật.
Tuy nhiên, sẽ hoàn hảo hơn khi trách nhiệm ấy gắn với sự đầy đủ, trọn vẹn. Thử hỏi, ai cũng ưu tiên cá nhân, còn gì là xã hội. Hôn nhân là chuyện muôn thuở của nhân loại: trai lớn đến tuổi lấy vợ, gái lớn tới tuổi gả chồng. Khoa sinh học cho rằng tuổi lập gia đình lý tưởng là ở độ tuổi đang sung sức, tuổi ấy dễ bề sinh sản, sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Pháp luật khuyến cáo không tảo hôn hay chung sống với người thứ ba khi đã có vợ có chồng. Khoa tâm lý học khuyên trai gái lấy vợ lấy chồng khi trưởng thành về nhân cách, tâm lý bình ổn. Nhưng khoa học là khoa học, đó là điều nên làm chứ không phải buộc phải làm. Ngoại trừ vi phạm vào điều pháp luật cấm.
Dù trước đây hay ngày nay cũng vậy, nhà ai có con lớn tuổi mà chưa lập gia đình, bố mẹ đều canh cánh một niềm lo. Lời khuyên của người lớn với tụi trẻ bao giờ cũng là “nên lấy vợ, lấy chồng thôi con”. Nhưng chúng chỉ cừ cười trừ, vậy chẳng lẽ người lớn khóc? Nhiều người lớn thậm chí vì bức xúc thái quá mà dùng những từ ngữ không hay có tính phán xét con, cháu mình.
Xem thêm : Cách tính điểm ưu tiên đại học 2023, xét học bạ có được cộng điểm ưu tiên không?
Nói gì thì nói, sinh con ra, bậc làm cha, làm mẹ luôn mong con khôn lớn, trưởng thành. Mọi bước chân con, dù đã lớn, vẫn có nỗi niềm của bố mẹ. Bố mẹ không thể sống mãi với con, chúng sẽ có sống cuộc đời của chúng, nên ai cũng mong con mình sớm yên bề gia thất.
Mỗi đứa con dù gái hay trai đều phải lo lấy và tự chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình. Lấy ai, ai lấy đó là chuyện nhân duyên và chọn lựa. Các cánh cửa luôn mở, chỉ là ta có bước vào hay không mà thôi. Bước vào ngôi nhà hôn nhân là bắt đầu một cuộc sống mới, cởi bỏ bản thân để hòa hợp với người chồng, người vợ. Hôn nhân không phải là một gánh nặng mà nặng gánh chỉ đến sau hôn nhân. Vấn đề cần là chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức để bước vào hôn nhân, để có khả năng giải quyết những xung đột có thể sẽ xảy ra trong mối quan hệ vợ chồng, rộng hơn là gia đình.
“Kết hôn hay không?” không phải là câu hỏi cần phải căng não mà nghĩ theo kiểu thuận theo lẽ tự nhiên. Đáp án đơn giản là: nên kết hôn. Sức mạnh có thể nhân lên sau hôn nhân, nhất là khi cả hai cảm thấy đã tìm thấy một nửa đích thực của đời mình. Né tránh hôn nhân là điều không nên. Vì hạnh phúc không tự tìm đến nếu ta không mong ước và giang tay đón lấy.
Năm tới, khả năng gia đình bên nội của tôi sẽ có nhiều đám cỗ cưới. Hạnh phúc của lứa đôi lại là niềm vui chung của đại gia đình. Nhưng vẫn còn đó nhưng niềm mong mỏi của các ông bố, bà mẹ, khi những đứa con đã luống tuổi mà chưa thấy đưa về ra mắt người yêu.
Phạm Thạch Hoàng
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
- ‘Sống độc thân không có nghĩa là ích kỷ’
- Sống độc thân để tự tay chăm sóc cha mẹ già
- Tận hưởng tuổi 30 độc thân
- ‘Sống như tra tấn khi cố thoát cảnh độc thân’
- ‘Trẻ độc thân vui vẻ, già cô đơn quay quắt’
- ‘Người độc thân như những cái bóng của xã hội’
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp