Từ những năm cấp 2 chúng ta đã được làm quen với việc phân tích các biện pháp tu từ trong các đoạn văn, đoạn thơ. Biện pháp tu từ không những được sử dụng nhiều trong văn thơ mà còn được con người sử dụng rất nhiều trong đời sống. Vậy biện pháp tu từ là gì? Có những biện pháp tu từ nào? Biện pháp nào được dùng nhiều nhất? Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết những vấn đề trên trong bài viết dưới đây.
Biện pháp tu từ là gì?
Chúng ta thường quen gọi là biện pháp tu từ nhưng chắc hẳn 80% trong chúng ta chưa biết đến định nghĩa đầy đủ của biện pháp tu từ là gì? Thì biện pháp tu từ là nghệ thuật độc đáo được sử dụng một cách đặc biệt trong một đơn vị ngôn ngữ như từ, câu, văn bản,…Trong một bối cảnh nhất định, nó giúp cho cách diễn đạt thêm hấp dẫn và gây ấn tượng. Thông qua biện pháp này, một hình ảnh, một câu chuyện, một câu nói nào đó tăng thêm sức gợi hình gợi cảm.
Bạn đang xem: Biện pháp tu từ là gì? 6 biện pháp tu từ được dùng nhiều nhất
Biện pháp tu từ là một nghệ thuật độc đáo
Biện pháp tu từ thường được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm văn học. Tác giả sử dụng biện pháp này để truyền tải thông điệp đến người đọc một cách dễ dàng, sinh động và cảm xúc hơn trong từng câu chuyện, hình ảnh.
Tác dụng của biện pháp tu từ
Tác dụng của biện pháp tu từ là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu để sử dụng nó một cách hiệu quả nhất nhé.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật, giúp cho các sự vật sự việc được độc giả hình dung một cách rõ ràng và sống động hơn. Mỗi loại biện pháp tu từ khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau khi sử dụng. Chẳng hạn, biện pháp so sánh hữu ích trong việc làm nổi bật sự vật hoặc sự việc mà người dùng muốn thể hiện, trong khi đó biện pháp tu từ nhân hóa lại hữu ích trong việc thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của con người một cách gần gũi hơn, hay biện pháp tu từ nói giảm – nói tránh lại giúp những nỗi buồn đau được cảm nhận theo một cách nhẹ nhàng hơn.
Như vậy, biện pháp tu từ có rất nhiều tác dụng hữu hiệu. Nếu biết tận dụng nó một cách linh hoạt thì những suy nghĩ, ý tưởng mà mình muốn truyền đạt cũng được tiếp nhận trọn vẹn và ấn tượng hơn. Cũng nhờ vậy mà dù qua nhiều năm tháng, một số tác giả vẫn để lại dấu ấn khó phai trong lòng độc giả thông qua cách mà họ đã đưa phép tu từ vào văn thơ của mình.
Biện pháp tu từ có mấy loại chính?
Có 2 loại biện pháp tu từ chính:
Biện pháp tu từ từ vựng bao gồm: biện pháp so sánh, biện pháp ẩn dụ, biện pháp hoán dụ, biện pháp nhân hóa, biện pháp điệp ngữ, biện pháp nói giảm – nói tránh, biện pháp nói quá, biện pháp liệt kê, biện pháp chơi chữ.
Biện pháp tu từ cấu trúc: tu từ đảo ngữ, tu từ điệp cấu trúc, tu từ chêm xen, câu hỏi tu từ, tu từ phép đối.
Biện pháp tu từ được phân làm 2 loại chính
6 biện pháp tu từ được dùng nhiều nhất
Biện pháp tu từ nhân hóa
Xem thêm : Phạm vi nội dung của hương ước, quy ước cộng đồng dân cư
Biện pháp tu từ nhân hóa sử dụng những từ ngữ gọi và mô tả người để gọi và mô tả sự vật làm cho chúng từ những vật vô tri vô giác trở nên gần gũi hơn với chúng ta, thậm chí nó còn có thể thể hiện được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ như con người.
Chẳng hạn như, một câu thơ nổi tiếng trong bài “Mưa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa viết rằng “Ông trời mặc áo giáp đen ra trận, muôn nghìn cây mía múa gươm, kiến hành quân đầy đường…”. Vậy tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu trên và tác dụng của biện pháp tu từ là gì?
Trả lời cho câu hỏi trên thì tác giả đã dùng phép tu từ nhân hóa. Cụ thể là ông đã dùng đại từ nhân xưng “ông” cùng loạt động từ mà chỉ dùng để miêu tả các hành động của con người như mặc áo giáp, múa gươm, hành quân. Đó chính là phép tu từ nhân hóa mà tác giả đã tinh tế sử dụng những từ ngữ vốn chỉ dùng cho người để đưa vào miêu tả cho một quang cảnh sau trời mưa, làm cho quang cảnh trở nên gần gũi với con người hơn.
Biện pháp tu từ ẩn dụ
Biện pháp tu từ ẩn dụ được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất thì đây là một biện pháp tu từ dùng tên gọi sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có những điểm giống nhau giữa hai đối tượng về một phương diện nào đó như tính chất, trạng thái, màu sắc,… để việc biểu đạt thêm gợi cảm, sống động hay câu từ cũng được trau chuốt, bóng bẩy hơn.
Chẳng hạn, phép ẩn dụ được thể hiện trong 2 câu thơ sau của nhà thơ Minh Huệ:
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.”
Tác giả đã dùng hình ảnh người cha để nói về Bác Hồ. Ông ví tình cảm mà bác dành cho các anh bộ đội giống như tình cảm mà một người cha dành cho những đứa con của mình. Bác yêu thương, chăm sóc cho các chiến sĩ thông qua hình ảnh “đốt lửa”, Bác như đảm nhận vai trò của một người Cha trên chiến trường khốc liệt, giúp các chiến sĩ vơi đi phần nào về nỗi nhớ nhà.
Biện pháp tu từ so sánh
Biện pháp tu từ so sánh dùng để làm gì?
Biện pháp tu từ so sánh dùng để đối chiếu sự vật hiện tượng này đối với sự vật hiện tượng khác có sự tương đồng về một phương diện nào đó để tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ như câu ca dao:
Xem thêm : Toán lớp 5 trang 121 Thể tích hình hộp chữ nhật
“Ông tuy đã lớn tuổi nhưng ông trẻ như thanh niên đôi mươi”
Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu này với mục đích để so sánh sự trẻ của ông lúc già không khác gì lúc tầm 20 tuổi.
Biện pháp tu từ nói quá
Biện pháp tu từ nói quá là biện pháp tu từ nhằm thổi phồng mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng được miêu tả nhằm mục đích tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn, tăng sức biểu cảm. Phép nói quá này cần được phân biệt với sự nói dối, nói sai sự thật. Bản chất của 2 khái niệm này khác nhau hoàn toàn.
Chẳng hạn như có câu văn nổi tiếng của tướng Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ” như sau:
“Dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.
Mọi người có đoán được tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu này và tác dụng của biện pháp tu từ là gì không? Đó chính là ông đã dùng phép nói quá để miêu tả cho hình ảnh thân xác của mình, nhằm thể hiện lòng yêu nước của ông dành cho quê hương đất nước, dù cho thân xác đó có bị hành hạ như thế nào thì ông vẫn cảm thấy vui lòng vì được chiến đấu và hy sinh cho Tổ Quốc.
Biện pháp nói giảm nói tránh
Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là cách mà con người thường sử dụng để làm cho cách diễn đạt tế nhị hơn, lịch sự hơn đồng thời giúp tránh cảm giác buồn đau, thô tục.
Chẳng hạn như trong đời sống, con người thường dùng “tử thi” để thay cho từ “xác chết”, “lớn tuổi” thay cho từ “già”,…Hay trong câu “Mặc dù tuổi đã cao nhưng bà ấy vẫn rất khỏe mạnh”. Câu nói dùng phép nói giảm nói tránh “tuổi đã cao” để thể hiện sự già đi của bà, dùng cách nói đó để diễn đạt lịch sự hơn về tuổi tác của người lớn tuổi.
Nói giảm nói tránh thường sử dụng để làm cho cách diễn đạt tế nhị hơn
Biện pháp tu từ điệp từ
Biện pháp này người dùng sẽ lặp đi lặp lại một từ hay một câu nhằm mục đích là để nhấn mạnh sự vật hiện tượng hay thông điệp mà họ muốn truyền tải đến người nghe, người đọc. Ví dụ một câu nói khá nổi tiếng của Bác Hồ như sau: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Bác lặp lại từ “Đoàn kết”, và “Thành công” cũng như cấu trúc của câu để khẳng định rằng chỉ có đoàn kết mới có thành công. Đây cũng là thông điệp mà Bác muốn gửi gắm đến toàn thể dân tộc Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chúng tôi cung cấp để giải thích cho câu hỏi biện pháp tu từ là gì? Chúng tôi cũng cung cấp thêm tác dụng chung của các biện pháp tu từ và cũng giải thích một số biện pháp được sử dụng nhiều nhất cùng với ví dụ chứng minh. Hy vọng mọi người đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp