1. Giai đoạn 3 – 4 tháng
Giai đoạn này, cơ đầu và cơ cổ của bé sẽ phát triển nhanh và dần cứng cáp hơn. Bé sẽ học cách ngẩng cao và giữ đầu mình trong khi lật. Sau đó, các bé sẽ tìm cách dùng cánh tay để nâng người lên và giữ cho ngực không chạm sàn. Những động tác đơn giản này sẽ giúp các cơ của bé phát triển khỏe mạnh.
2. Giai đoạn 5 – 6 tháng
Lúc này, bé đã đủ sức để đẩy cơ thể mình lên cao để có thể ngồi. Ban đầu, nếu không có sự hỗ trợ, bé chỉ có thể ngồi trong chốc lát. Tuy nhiên, ngay sau đó, bé sẽ tự tìm cách duy trì sự cân bằng cho cơ thể khi ngồi bằng cách hơi đổ người phía trước với một hay hai tay chống xuống đất. Điều này sẽ giúp bé ngồi lâu mà không bị ngã.
Bạn đang xem: Mấy tháng cho bé tập ngồi? Cách tập ngồi cho bé hiệu quả, đúng chuẩn
3. Giai đoạn 7 – 9 tháng
Xem thêm : Nghị luận xã hội về Lá lành đùm lá rách
Trẻ mấy tháng tập ngồi? Bé 7 – 9 tháng tuổi đã có thể ngồi vững mà không cần đến sự hỗ trợ. Cơ cổ và cơ lưng cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Bé vẫn tiếp tục phát triển. 9 tháng tuổi, bé có thể tự chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi mà không cần sự hỗ trợ.
Ngoài ra, khi ngồi tay bé có thể tự do vung vẩy và khám phá, lúc này bé sẽ học cách xoay sở để với lấy những thứ mà bé thích khi đang ngồi.
Xem thêm : Ngày 27 Tháng 5 Năm 2023 là Ngày bao nhiêu Âm Lịch?
Bé sẽ ngồi vững khi được một tuổi và lúc này bạn không cần phải hỗ trợ bất cứ điều gì. Khi ở độ tuổi này, bé cũng đã sẵn sàng để tập đi. Do đó, việc ngồi đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Làm thế nào để tập ngồi cho bé?
Có nên cho bé tập ngồi sớm? Bé chỉ có thể ngồi khi các cơ đã phát triển đầy đủ. Vì vậy, bạn không thể ép cho bé tập ngồi quá sớm. Tuy nhiên, bạn có thể giúp các cơ của bé làm quen với các tư thế ngồi để việc học ngồi trở nên dễ dàng hơn khi cơ thể đã sẵn sàng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp