Các loại phản ứng hóa học lớp 8 đầy đủ được VnDoc biên soạn giúp các bạn học sinh hệ thống lại các phản ứng hóa học lớp 8 sẽ gặp, giúp các bạn học sinh biết cách phân loại các phản ứng hóa học. Đây cũng là các dạng bài tập thường gặp trong các đề thi môn Hóa học lớp 8 vì vậy các em học sinh cần nắm vững kiến thức, từ đó vận dụng tốt vào làm các dạng bài tập viết và cân bằng phương trình hóa học. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
- Thẻ bảo BHYT: Ký hiệu cần biết để hưởng số tiền cao nhất
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác và chế tài xử lý
- Cảm nghĩ về câu ca dao Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần (8 mẫu)
- Tử vi Kỷ Tỵ 2022 nữ mạng- Tài lộc dồi dào, tương lai tươi sáng đang chờ phía trước
- 6 mẹo hay giúp bạn đuổi ong ra khỏi nhà đơn giản lại an toàn
1. Phản ứng hóa hợp
Khái niệm: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Bạn đang xem: Các loại phản ứng hóa học lớp 8 đầy đủ
Ví dụ phản ứng hóa hợp
4P + 5O2 → 2P2O5
3Fe + 2O2 → Fe3O4
CaO + H2O → Ca(OH)2
Na2O + H2O → 2NaOH
N2O5 + 3H2O → 2HNO3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
SO3 + H2O → H2SO4
2. Phản ứng phân hủy
Định nghĩa: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
Ví dụ phản ứng phân hủy
KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
KClO3 KCl + O2
CaCO3 CaO + CO2
2Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O
3. Phản ứng oxi hóa khử
Định nghĩa: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron
Chất oxh (chất bị khử) là chất thu electron.
Quá trình oxh (sự oxh) là quá trình nhường electron.
Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.
Thí dụ:
Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe
Quá trình thay đổi số oxi hóa:
Zn0 → Zn2+ + 2e
– Số oxi hóa của kẽm tăng từ 0 đến +2. Nguyên tử kẽm là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của kẽmđược gọi là sự oxi hóa nguyên tử kẽm.
– Nguyên tử kẽm nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của nguyên tử kẽm được gọi là sự oxi hóa nguyên tử kẽm.
Fe2+ + 2e → Fe
Số oxi hóa của sắt giảm từ +2 xuống 0. Ion sắt là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của ion sắt được gọi là sự khử ion sắt.
Ion sắt đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion sắt được gọi là sự khử ion sắt.
⇒ Phản ứng của kẽm với dung dịch sắt sunfat cũng là phản ứng oxi hóa – khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Phản ứng oxi hóa khử ở chương trình lớp 8 được giảm tải: các bạn có thể tham khảo tài liệu tại: Phương trình oxi hóa khử
4. Phản ứng thế
Định nghĩa
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
Ví dụ phản ứng thế
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
5. Bài tập phản ứng hóa học lớp 8
Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
B. H2SO4 + K2O → K2SO4 + 2H2O
C. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
D. 2AgNO3 + CaCl2 → Ca(NO3)2 + 2AgCl ↓
Câu 2. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?
A. 4S + 8NaOH → Na2SO4 + 3Na2S + 4H2O
B. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2
C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Câu 3. Trong hóa học vô cơ, loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hoá-khử?
Xem thêm : Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều?
A. phản ứng hóa hợp
B. phản ứng phân hủy
C. phản ứng thế
D. phản ứng trao đổi
Câu 4. Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng:
A. oxi hóa – khử.
B. không oxi hóa – khử.
C. oxi hóa – khử hoặc không.
D. thuận nghịch.
Câu 5. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NH4NO2 → N2 + 2H2O
B. CaCO3 → CaO + CO2
C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
Câu 6. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?
A. CuO + HCl → CuCl2 + H2O
B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Câu 7. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. CaO + H2O → Ca(OH)2
B. 2NO2 → N2O4
C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO
D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Câu 8. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NH4NO2 → N2 + 2H2O
B. CaCO3 → CaO + CO2
C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
Câu 9. Phản ứng nào dưới đây thuộc phản ứng phân hủy
A. Zn(OH)2 → ZnO + H2O
B. CO2 + 1/2O2 → CO3
C. CuO + H2 → Cu + H2O
D. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
Câu 10. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp
A. NaOH + HCl → NaCl + H2O
B. 2Mg + O2 → 2MgO
C. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
D. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Câu 11. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học
A. Trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu
B. Trong đó chỉ có một chất mới sinh ra từ 2 chất ban đầu
C. Trong đó chỉ có 2 chất mới sinh ra từ 1 chất ban đầu
D. Trong đó chỉ có 1 hay nhiều chất sinh ra từ 1 chất ban đầu.
Câu 12. Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy
A. 4P + 5O2 → 2P2O5
C. Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
C. CO + O2 → CO2
D. 2Cu + O2 → 2CuO
Câu 13. Cho quá trình : Fe2+ → Fe3++ 1e. Đây là quá trình :
A. Oxi hóa.
B. Khử .
C. Nhận proton.
Xem thêm : 520 nghĩa là gì? Giải thích mật mã đáng yêu phổ biến ở Trung Quốc
D. Tự oxi hóa – khử.
Câu 14. Trong phản ứng Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu, một mol Cu2+ đã
A. Nhận 1 mol electron.
B. Nhường 1 mol e.
C. Nhận 2 mol electron.
D. Nhường 2 mol electron.
Câu 15. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
B. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố hóa học.
C. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.
D. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một số nguyên tố hóa học.
Câu 16. Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá?
A. HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
B. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2
C. 8HCl + Fe3O4 → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
D. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Câu 17. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?
A. AlCl3 và Na2CO3
B. HNO3 và NaHCO3
C. NaAlO2 và KOH
D. NaCl và AgNO3
Câu 19. Xét phản ứng sau :
3Cl2 + 6NaOH → 5NaCl + NaClO3 + 3H2O (1)
2NO2 + 2KOH → KNO2 + KNO3 + H2O (2)
Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng
A. oxi hóa – khử nội phân tử.
B. oxi hóa – khử nhiệt phân.
C. tự oxi hóa – khử.
D. không oxi hóa – khử.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Phản ứng hóa hợp là sự kết hợp hai hay nhiều chất ban đầu tạo thành các chất mới
B. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
C. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
D. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp các đơn chất và hợp chất thành các hợp chất mới
Câu 11. Phản ứng thế là
A. phản ứng hóa học trong đó từ một chất ban đầu tạo thành hai hay nhiều chất mới
B. phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thế chỗ nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất
C. phản ứng hóa học trong đó có sự tham gia của đơn chất với hợp chất tạo thành một chất mới
D. quá trình tạo thành nhiều chất mới từ hai hay nhiều chất ban đầu
Câu 12. Cho các phương trình hóa học sau:
(1) Cu + Zn(NO3)2 → Zn + Cu(NO3)2.
(2) 2Ag + FeSO4 → Fe + Ag2SO4
(3) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu
(4) Ca + Na2SO4 + 2H2O → CaSO4 + 2NaOH + H2.
Số phương trình hóa học viết chưa đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
………………………………………………………………….
>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan:
- Các dạng bài tập Hóa 8 đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao
- Cách nhận biết các chất hóa học lớp 8 và 9
- Tổng hợp công thức hóa học 8 cần nhớ
- Đề cương hóa 8 học kì 1 năm 2020 – 2021 có đáp án
- Tóm tắt kiến thức Hóa học 8
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các loại phản ứng hóa học lớp 8 đầy đủ. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em học sinh có thể nắm được các phản ứng hóa học thường gặp như phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế… Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 8; Chuyên đề Hóa học 8; Trắc nghiệm Hóa Học 8 online mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp