Tăng trưởng kinh tế là một yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng cũng đã tạo thêm áp lực làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Do vậy, đòi hỏi phải có những chính sách quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đi đôi với phát triển kinh tế – xã hội. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến chủ đề tài nguyên thiên nhiên là gì?
Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Tài nguyên thiên nhiên được hiểu là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống (như rừng cây, các động thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu khí,…). Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường.
Bạn đang xem: Các loại tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên thường có các thuộc tính chung như:
– Phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, thời tiết, khí hậu của từng vùng;
– Trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên thiên nhiên khác nhau;
– Đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều đã được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử
Như vậy đặc tính cơ bản của tài nguyên thiên nhiên là tính chất quý hiếm nên đòi hỏi con người có ý thức bảo tồn, tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình sử dụng và khai thác.
Tài nguyên thiên nhiên tiếng Anh là gì?
Xem thêm : Trend “lòng xào dưa” đang hot nhất cõi mạng là gì?
Tài nguyên thiên nhiên trong tiếng Anh được gọi là “natural resources”.
Các loại tài nguyên thiên nhiên
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại ra làm 06 loại chính:
– Tài nguyên đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất để sản xuất công nghiệp (như làm gạch, làm gốm…)
– Tài nguyên rừng: gồm động vật, thực vật, lâm sản, địa điểm du lịch…
– Tài nguyên nước ngọt: nước uống, nước sản xuất, thủy sản nước ngọt, các loài thực vật thủy sinh, năng lượng thủy điện…
– Tài nguyên gió: sức gió, vận tải…
– Tài nguyên biển: hải sản, muối, thực vật thủy sinh, địa điểm du lịch…
– Tài nguyên khoáng sản: than đá, quặng, đá vôi, dầu khí…
Xem thêm : Châu Á – Thái Bình Dương
Phân loại tài nguyên thiên nhiên dựa theo khả năng tái tạo. Nếu dựa theo khả năng tái tạo, tài nguyên thiên nhiên được chia thành 3 loại chính là:
– Tài nguyên tái tạo được (như nước ngọt, đất, sinh vật,…) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý và bảo vệ một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng những tài nguyên thiên nhiên này không hợp lý, lãng phí sẽ có thể bị suy thoái không thể tự tái tạo được.
– Tài nguyên không tái tạo được là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một quặng mỏ sẽ có thể cạn kiệt sau quá trình khai thác.
– Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Loại tài nguyên này có thể kể đến như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều,… được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều để thay thế các năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.
Ví dụ về tài nguyên thiên nhiên
Vai trò của tài nguyên thiên nhiên
Sau khi đã hiểu rõ hơn tài nguyên thiên nhiên là gì? Phân loại tài nguyên thiên nhiên, phần tiếp theo sẽ đề cập đến vai trò của tài nguyên thiên nhiên với sự phát triển kinh tế:
– Tài nguyên thiên nhiên là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, khai thác và cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác.
– Tài nguyên thiên nhiên cũng là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định: Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào quốc gia khác, từ đó tạo ra cơ hội phát triển kinh tế ổn định. Nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng mà có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán.
Như vậy, bài viết trên đây đã đề cập đến chủ đề tài nguyên thiên nhiên là gì?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp