Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai là gì? (Cập nhật mới 2023)

Video bãi bỏ chế độ a-pác-thai

1. Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai là?

Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai là chế độ phân chia chủng tộc giữa người thiểu số da trắng và người da đen. Đây là một chế độ biến tướng của chủ nghĩa thực dân. Điều này bắt nguồn từ lịch sử Nam Phi được phát hiện bởi người da trắng và họ mua người da đen làm nô lệ và hình thành nên chế độ nghiệt ngã này.

2. Sự thành lập chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai

Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân tộc (The National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) hay apartness (phân lập). Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội.

Trên bình diện quốc tế, hệ thống phân biệt chủng tộc được thể chế hóa ở Nam Phi dưới chế độ a-pac-thai đã vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các quy định luật pháp quốc tế cũng như các tuyên bố chung về quyền con người. Vì thế, Nam Phi đã bị cô lập cả ở khu vực và trên trường quốc tế, bị Liên Hiệp Quốc chính thức lên án. Năm 1973, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước quốc tế về đàn áp và trừng phạt tội phân biệt chủng tộc, chính thức đưa ra một khuôn khổ pháp lý để các nhà nước thành viên áp dụng các biện pháp trừng phạt, gây áp lực với chính phủ a-pac-thai ở Nam Phi, đòi chính phủ này phải thay đổi các chính sách của họ. Công ước này bắt đầu có hiệu lực từ năm 1976.

Một văn bản pháp lý khác là Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế đã xác định a-pac-thai là một trong số 11 tội chống lại nhân loại. Công dân của đa số các nhà nước bao gồm cả Nam Phi có quyền đề nghị đưa ra truy tố tại Tòa án Hình sự Quốc tế các cá nhân đã vi phạm hoặc khuyến khích phạm tội phân biệt chủng tộc.

Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt của thế giới từ bên ngoài, cộng với vị thế ngày càng suy yếu, đến đầu thập niên 1980, chính phủ a-pac-thai không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải thực hiện chính sách hòa giải dân tộc với người da đen, chấp nhận hủy bỏ các định chế phân biệt chủng tộc, tuân thủ các quyết định của cộng đồng quốc tế, trước hết là các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và sự phán xét của Tòa án Tội phạm quốc tế, chấm dứt những tội ác mà cộng đồng quốc tế đã kết luận về tình trạng vi phạm nhân quyền, tội phân biệt chủng tộc và tội ác chống lại loài người.

Cụ thể từ năm 1984, các cuộc cải cách đã được tiến hành. Những bộ luật ngăn cấm đối với người da đen và da màu đã được bãi bỏ hoặc nới lỏng. Năm 1990, chính quyền của De Klerk đã chính thức tuyên bố tại Quốc hội về việc bãi bỏ các đạo luật phân biệt chủng tộc, bỏ lệnh cấm các đảng phái hoạt động, trong đó có đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Từ năm 1990 đến 1991 bộ máy nhà nước hợp pháp của chế độ a-pac-thai đã bị giải thể. Tháng 12 năm 1991, Hội nghị vì một Nam Phi dân chủ (Codesa) đã bắt đầu các cuộc thương lượng về việc thành lập một chính phủ lâm thời đa sắc tộc và về bản hiến pháp mới mở rộng các quyền chính trị cho mọi nhóm người.

3. Mọi người cũng hỏi

Câu hỏi 1: Apartheid là gì và tại sao nó quan trọng trong lịch sử?

Trả lời: Apartheid là một hệ thống phân biệt chủng tộc được thiết lập tại Nam Phi từ năm 1948 đến 1994. Hệ thống này đặt ra những luật lệ và chính sách để tách biệt và kiểm soát những người da trắng và da đen, giới hạn quyền của người da đen trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm giáo dục, việc làm, và tự do di chuyển. Apartheid tạo ra sự bất bình đẳng và cảm giác nguy hiểm trong xã hội Nam Phi, đẩy dẫn đến sự chống đối và phản kháng mạnh mẽ từ các tầng lớp nhân dân, cùng với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Câu hỏi 2: Apartheid đã kết thúc như thế nào và ảnh hưởng của nó đến Nam Phi?

Trả lời: Apartheid kết thúc vào năm 1994 sau khi cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên dành cho tất cả người dân Nam Phi được tổ chức. Nelson Mandela, người từng bị giam cầm trong suốt 27 năm vì hoạt động chống lại apartheid, trở thành tổng thống đầu tiên của Nam Phi dưới chế độ dân chủ. Sự chấm dứt của apartheid đã mang lại sự công bằng và bình đẳng cho mọi người dân Nam Phi, mở ra một thời kỳ mới của hòa bình và hợp nhất. Tuy nhiên, còn tồn tại những thách thức kinh tế, xã hội và chính trị sau thời kỳ apartheid.

Câu hỏi 3: Những bài học gì có thể rút ra từ thời kỳ apartheid?

Trả lời: Thời kỳ apartheid là một bài học quan trọng về tác động của phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng lên xã hội và con người. Các bài học bao gồm:

Tầm quan trọng của tự do và bình đẳng: Thời kỳ apartheid nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do và bình đẳng cho mọi người, bất kể chủng tộc. Điều này thúc đẩy việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Không chấp nhận phân biệt chủng tộc: Apartheid đã làm rõ sự độc hại của phân biệt chủng tộc và đánh bại ý thức về tầm quan trọng của việc xây dựng một xã hội đa dạng và hòa bình.

Sức mạnh của đoàn kết: Cuộc chiến đấu chống lại apartheid đã thể hiện sức mạnh của đoàn kết trong việc thay đổi xã hội. Sự đoàn kết có thể thúc đẩy thay đổi tích cực và xây dựng hòa bình.

Giá trị của hoà bình và hòa giải: Việc chấm dứt apartheid qua đàm phán thay vì bằng cách bạo lực đã làm thấy giá trị của hoà bình và hòa giải trong việc giải quyết các xung đột xã hội.