Mụn trứng cá là tình trạng rất thường gặp, đặc biệt hay xảy ra ở các bạn thanh thiếu niên. Da bị mụn không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý của người mắc phải. Khi bị mụn, chúng ta thường có tâm lý muốn nốt mụn xẹp nhanh nhất có thể. Có nhiều ý kiến cho rằng cách trị mụn bằng kem đánh răng có công dụng trị mụn một cách tuyệt vời. Nó sẽ giúp nốt mụn giảm sưng viêm và biến mất nhanh chóng. Vậy thật sự hiệu quả của kem đánh răng trong điều trị mụn như thế nào và có nên trị mụn bằng kem đánh răng hay không.
Trong bài viết này, bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền sẽ giúp bạn tìm hiểu hiệu quả trị mụn của kem đánh răng như thế nào nhé!
Bạn đang xem: Trị mụn bằng kem đánh răng có tốt không?
Kem đánh răng có trị mụn được không?
“Kem đánh răng có trị mụn không ?” “Kem đánh răng có giúp trị mụn không?” Một số lý do được đưa ra giúp giải thích cho bôi kem đánh răng lên mụn đó là:
- Nhiều loại kem đánh răng có chứa một thành phần hóa học có tên gọi là Triclosan. Thành phần này có tính chất kháng khuẩn và giúp tiêu diệt vi khuẩn hoạt động ở những nốt mụn viêm.
- Một vài thành phần khác trong kem đánh răng như baking soda, cồn, hydrogen peroxide có tác dụng làm khô. Nhờ vậy mà các nốt mụn viêm nhanh chóng khô cồi khi thoa kem đánh răng.
- Menthol là một thành phần khác trong kem đánh răng giúp giảm đau và giảm sưng ở nốt mụn.
Trên đây là những giả thiết được đưa ra để giải thích cho việc bôi kem đánh răng lên mụn có tác dụng gì, vì sao nốt mụn giảm sưng viêm sau khi bôi kem đánh răng. Tuy nhiên, dùng kem đánh răng trị mụn sẽ gây hại nhiều hơn là lợi. Các bác sỹ da liễu không đưa ra lời khuyên rằng sử dụng kem đánh răng khi điều trị mụn vì các lý do sau đây.
Có nên bôi kem đánh răng lên mụn?
Câu trả lời là không. Các chuyên gia đã chứng minh rằng phương pháp này hoàn toàn phản khoa học và không nên thực hiện để điều trị mụn.
Thành phần kháng khuẩn Triclosan trong kem đánh răng không còn được sử dụng vì gây hại tuyến giáp
Trước đây Triclosan là thành phần sử dụng thường xuyên trong kem đánh răng và nó có tác dụng kháng khuẩn. Tuy nhiên hiện tại Triclosan không còn được sử dụng nữa vì khả năng gây hại lên tuyến giáp. Vì vậy, nếu bạn tìm thấy một loại kem đánh răng còn chứa thành phần này để bôi lên mụn thì có thể gây hại nhiều hơn lợi ích đem lại.
Trị mụn bằng kem đánh răng có tốt không?
Dùng kem đánh răng bôi mụn gây kích ứng da
Chúng ta cần lưu ý là kem đánh răng dùng cho răng miệng chứ không phải cho da mặt nhạy cảm. Nhiều thành phần hóa học trong kem đánh răng tương đối mạnh so với da của chúng ta. Chẳng hạn baking soda trong kem đánh răng quá nhiều có thể gây bỏng rát và phát ban da. Đồng thời muối sulfate trong kem đánh răng có thể gây kích ứng mạnh cho da.
Ngoài ra kem đánh răng có độ pH acid, không phù hợp với độ pH trung tính của da. Điều này làm cho da kém khỏe mạnh do mất đi độ pH tự nhiên. Kem đánh răng có độ pH cơ bản và có thể gây kích ứng cho làn da khỏe mạnh vốn có độ pH có tính axit tự nhiên. Tăng độ pH trên da mặt có thể dẫn đến phát ban và bỏng rát.
Sodium lauryl sulfate, một thành phần thường được tìm thấy trong kem đánh răng là chất gây kích ứng da.
Kem đánh răng có thể gây nổi mụn
Dùng kem đánh răng trị mụn có thể gây nổi mụn vì trong kem đánh răng có nhiều thành phần hóa học gây khô da và mất đi độ pH tự nhiên. Điều đó làm cho chức năng của da bị rối loạn và khiến cho da của bạn bị nổi mụn nhiều hơn.
Kem đánh răng có chứa nhiều thành phần, chẳng hạn như:
- Glycerin
- Sorbitol
- Canxi cacbonat
- Natri lauryl sulfate (SLS)
- Natri bicarbonat (muối nở)
Xem thêm : Tất tần tật các thông tin về danh từ: Vị trí, chức năng, cách thành…
Thoa kem đánh răng lên mụn gây kích ứng hoặc làm khô da. Đặc biệt đối với những người có làn da khô hoặc nhạy cảm.
Da quá khô có thể kích thích sản xuất lượng dầu dư thừa. Do đó gây ra các nốt mụn và mụn nhọt do lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
Dùng gì để thay thế kem đánh răng khi trị mụn?
Thay vì trị mụn bằng kem đánh răng, bạn có thể muốn xem xét các biện pháp khắc phục mụn sau đây.
Thuốc
Những người thường xuyên bị nổi mụn có thể thử sử dụng các liệu pháp điều trị mụn không kê đơn (OTC) hoặc theo toa.
Mặc dù những phương pháp điều trị này có thể mang lại hiệu quả cao, nhưng chúng cũng có các tác dụng phụ và có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Bạn nên gặp bác sĩ da liễu để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Phương pháp không kê đơn
Các phương pháp điều trị không kê đơn thay thế cho phương pháp trị mụn bằng kem đánh răng thường có hiệu quả đối với các loại mụn trứng cá và mụn nhọt ở mức độ nhẹ đến trung bình. Những phương pháp điều trị mụn có nhiều dạng. Bao gồm gel, kem và thường chứa các thành phần sau:
- Axit salicylic
- Benzoyl peroxide
- Axit alpha hydroxy
- Lưu huỳnh
- Than hoạt tính
Phương pháp kê đơn
Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống cho những người bị mụn trứng cá nặng thay cho trị mụn bằng kem đánh răng. Một số loại thuốc gồm:
- Isotretinoin uống
- Minocycline uống
- Tretinoin bôi tại chỗ
- Clindamycin bôi hoặc uống
- Kháng sinh uống
- Thuốc ngừa thai
Biện pháp tự nhiên
Bạn có thể điều trị mụn từ nhẹ đến vừa với các nguyên liệu từ thiên nhiên:
Dầu cây trà
Dầu cây trà có nguồn gốc từ cây Melaleuca alternifolia. Các hợp chất trong dầu cây trà có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Do đó có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và làm dịu da bị kích ứng thay cho việc trị mụn bằng kem đánh răng.
Dầu cây trà có những tác dụng phụ nhỏ, bao gồm ngứa nhẹ, bong tróc da và khô. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này sẽ biến mất trong vài ngày.
Nha đam
Nha đam có chứa ít nhất 75 các khoáng chất, axit amin và vitamin khác nhau. Các hợp chất này thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, giảm kích ứng da và viêm nhiễm, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng da.
Tuy nhiên, một số người có thể gặp kích ứng khi sử dụng nha đam nguyên chất. Nên thực hiện kiểm tra lên các vùng da khác trước khi sử dụng nha đam trên mặt.
Dầu bơ
Dầu bơ rất giàu axit linoleic, axit linolenic, axit oleic, khoáng chất và vitamin A, C, D và E. Dầu bơ có thể được sử dụng để chống lại chống lại các gốc tự do và giúp bạn có được làn da rạng rỡ. Nó là một nguồn bổ sung tuyệt vời cho làn da khô, bị tổn thương hoặc nứt nẻ, là phương pháp thay thế cho việc trị mụn bằng kem đánh răng.
Bột yến mạch dạng keo
Khi hạt yến mạch được nghiền thành bột mịn, chúng cung cấp chất chống oxy hóa, giúp làm dịu làn da khô và kích ứng.
Mật ong
Mật ong được sử dụng để điều trị các tình trạng như loét và vết thương nhờ đặc tính kháng khuẩn. Do đó nó có thể sử dụng như một biện pháp trị mụn từ thiên nhiên.
Giấm táo
Giấm táo rất hữu ích để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, nó cũng giúp giảm sẹo sau mụn. Bạn cần sử dụng cẩn thận vì giấm táo có chứa axit giúp phục hồi da nhưng có thể gây kích ứng đối với làn da nhạy cảm. Hãy luôn pha loãng trước khi sử dụng.
Prebiotics và men vi sinh
Một số vi khuẩn sống trên da đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và chống nhiễm trùng. Sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật trên da gây nhiều tình trạng da. Bao gồm bệnh chàm, bệnh vẩy nến và mụn trứng cá.
Prebiotics là chất xơ ăn kiêng cung cấp vi khuẩn có lợi. Probiotics là các chủng vi khuẩn sống giúp tăng số lượng vi khuẩn có lợi trên da và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
Việc sử dụng hệ vi sinh vật có thể cải thiện sức khỏe làn da. Bổ sung hệ thống đường ruột với một chủng lợi khuẩn có tên là Lactobacillus paracasei làm giảm độ nhạy cảm và cải thiện chức năng hàng rào tự nhiên của da.
Các thành phần hóa học trong kem đánh răng có thể gây kích ứng da, gây khô da có thể kích thích tuyến dầu trên da mặt. Dó đó, bạn cần tránh phương pháp trị mụn bằng kem đánh răng. Thay vào đó, bạn có thể xem xét sử dụng phương pháp điều trị mụn bằng thuốc hoặc từ những nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên.
Tóm lại, kem đánh răng có thể giúp giảm sưng và khô nốt mụn viêm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên tác dụng phụ mà kem đánh răng gây ra thì nhiều hơn các lợi ích nó đem lại. Mặc khác da bị mụn là một làn da cực kỳ nhạy cảm. Vì vậy khi bị mụn, các bạn nên sử dụng các sản phẩm chứa thành phần trị mụn đặc trị. Các thành phần thay thế kể trên được chứng minh là hiệu quả và an toàn trong điều trị mụn. Các bạn hãy cùng thử xem hiệu quả mà chúng đem lại như thế nào nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp