Với nhiều người, thật khó khi bắt đầu một ngày nếu không có cà phê. Nhưng thưởng thức loại đồ uống này trước khi ăn sáng có thể dẫn đến một số hậu quả.
- Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn gia vị không?
- Danh sách 31 điểm bắn pháo hoa Tết Quý Mão 2023 tại Hà Nội
- Xử lý lỗi nhập đúng mật khẩu nhưng không vào được Facebook
- Khối lượng thừa thiếu trong đấu thầu là gì? [Chi tiết 2024]
- Top 3 cung hoàng đạo nữ xinh đẹp, giỏi giang, đi đến đâu cũng khiến người khác giới “mê như điếu đổ”
Tác động đến lượng đường trong máu
Bạn đang xem: Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
Nhiều người không thể chịu được suy nghĩ đối mặt với ngày mới mà không có một tách cà phê nóng. Nhưng nếu thứ đầu tiên cơ thể hấp thụ vào buổi sáng là cà phê, lượng đường trong máu của bạn có thể tăng lên 50%.
Điều này không có nghĩa bạn phải từ bỏ món đồ uống yêu thích của mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra, bạn loại bỏ được tác hại này nếu ăn sáng trước, uống cà phê sau.
Ảnh minh họa: Bath
Xem thêm : Lỗi không gương phạt bao nhiêu tiền năm 2024?
Gây khô da
Cà phê là một chất lợi tiểu mạnh nên sau khi uống, bạn dễ phải đi vệ sinh thường xuyên hơn. Mặc dù thỉnh thoảng thưởng thức cà phê sẽ không dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, nhưng vẫn khiến cơ thể hao hụt chất dịch. Do đó, điều quan trọng là bạn phải uống đủ nước trong ngày. Nếu không, sở thích uống cà phê sẽ ảnh hưởng đến da, khiến da trở nên khô ráp.
Cảm thấy lo lắng, căng thẳng
Khi chúng ta thức dậy, cortisol, còn được gọi là hormone căng thẳng, ở mức cao nhất. Nếu bạn uống cà phê trước khi ăn sáng, caffein có thể xung đột với cortisol, khiến cơ thể bị áp lực nhiều hơn. Tốt hơn hết, bạn nên đợi khoảng một giờ sau khi thức dậy để uống một tách cà phê và đảm bảo đã uống nước lọc trước đó.
Các tác dụng phụ khác
Cà phê có một số tác dụng tiêu cực, bất kể bạn uống khi bụng đói hay không. Chất caffeine có thể gây nghiện và đặc điểm gen di truyền của một số người khiến họ đặc biệt nhạy cảm với chất này.
Xem thêm : Sau sinh mổ có nên uống sữa ông thọ – kiến thức mẹ bầu cần biết
Uống quá nhiều dẫn đến lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, đau đầu và huyết áp cao ở một số người.
Vì lý do trên, hầu hết các chuyên gia khuyến cáo bạn nên giới hạn lượng caffeine tiêu thụ vào khoảng 400 mg mỗi ngày – tương đương với 4-5 tách (1 lít) cà phê.
Vì tác dụng của cà phê có thể kéo dài đến 7 giờ ở người lớn, loại đồ uống này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, đặc biệt nếu bạn uống vào cuối ngày.
Caffeine có thể dễ dàng đi qua nhau thai, tác dụng có khả năng kéo dài đến 16 giờ đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Do đó, bà bầu được khuyến khích hạn chế uống cà phê ở mức 1-2 tách (240-480 ml) mỗi ngày.
An Yên (Theo Brightside, Healthline)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp