Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề “nóng” trong những năm trở lại đây và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi tốc độ phát triển nền kinh tế ngày một tăng, đồng nghĩa với mức độ ô nhiễm ngày một trầm trọng. Tuy nhiên thực tế thì nhiều người vẫn còn mơ hồ về khái niệm ô nhiễm môi trường là gì, các loại ô nhiễm. Chính vì không nắm rõ nên phần đông chúng ta chưa nhận diện được mức độ hệ lụy mà ô nhiễm môi trường gây ra và còn khá lơ là trong công tác khắc phục, giảm thiểu.
Về khái niệm, ô nhiễm môi trường được định nghĩa là hiện tượng môi trường bị thay đổi vì tính chất Sinh – Lý – Hóa làm tác động đến hệ sinh thái, con người và động vật. Nói một cách dễ hiểu hơn thì ô nhiễm môi trường nghĩa là môi trường đang bẩn, ngày càng bẩn ở mức độ trầm trọng gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, động vật và sức khỏe của con người.
Bạn đang xem: Ô nhiễm môi trường là gì? Có mấy loại ô nhiễm? Nguyên nhân và cách khắc phục
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Về cơ bản được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 ô nhiễm do yếu tố khách quan xuất phát từ tự nhiên như lũ lụt, động đất, sóng thần, núi lửa phun trào…. Nhóm 2 là nhóm phổ biến nhất, ô nhiễm do hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người.
Ở nhóm 2 này, nguồn ô nhiễm chủ yếu do quá trình sản xuất công nghiệp của con người từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Điều đáng nói là nguồn nước, chất thải từ các khu công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, chưa được xử lý triệt để, xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm trầm trọng. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, các chất thải từ phân, nước tiểu gia súc, phân bón, hóa chất… không được thu gom xử lý là nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.
Nguồn ô nhiễm đến từ hoạt động sinh hoạt của con người hằng ngày từ cá nhân đến khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, trung tâm thương mại… cũng là mối đe dọa không nhỏ đến môi trường khi không được xử lý triệt để trước khi xả thải.
Biểu hiện ô nhiễm môi trường phổ biến và ở mức độ trầm trọng gồm có:
- Trái đất nóng lên
- Băng tan 2 cực
- Nước biển dâng
- Đất liền bị xâm nhập
- Tình trạng sạt lở xảy ra nhiều hơn
- Mưa nắng thất thường
- Sâu bệnh gây hại ngày càng khó điều trị
- Nguồn nước ngày càng mất dần
- Con người ngày càng nhiều bệnh tật
Các loại ô nhiễm môi trường ở nước ta
Có nhiều loại ô nhiễm môi trường, tệ là ở nước ta hầu như loại ô nhiễm môi trường nào cũng có. Trong đó ở mức độ ô nhiễm cao nhất, đáng báo động nhất là ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn cầu, không riêng gì một quốc gia nào. Bởi chất lượng không khí đang ngày càng sụt giảm, bụi mịn có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người (phổ biến nhất là các bệnh về hô hấp) và hệ sinh thái (các cơn mưa axit phá hủy mùa màng, các cánh rừng, hiệu ứng nhà kính, các hiện tượng thiên nhiên trở nên bất thường)
Hiện tượng ô nhiễm không khí được định nghĩa khi không khí có mặt của một số chất lạ, chất bị biến đổi thành phần khiến cho không khí mất đi sự trong lành, gây mùi khó chịu và có thể gây hạn chế tầm nhìn của con người. Tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp. Ở nước ta điển hình là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh đang có mức ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Ô nhiễm nguồn nước
Xếp sau ô nhiễm không khí là ô nhiễm nguồn nước. Môi trường nước bị ô nhiễm khi xuất hiện các chất lạ, nước biến đổi trở nên độc hại với sinh vật và con người, làm giảm độ đa dạng sinh vật, gây ra nhiều căn bệnh cho con người, lây lan làm ô nhiễm đất đai.
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Trong đó điển hình và trầm trọng nhất ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp bởi lượng chất xả thải lớn ra nguồn nước mặt. Chưa kể rất nhiều cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp không qua xử lý làm mức độ ô nhiễm càng nặng nền, thậm chí nhiều cao sông, ao hồ lớn “chết trắng” vì ô nhiễm.
Xem thêm: Hậu quả ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng suy thoái lớp đất nền trên bề mặt do rác thải và sự suy kiệt tài nguyên cũng như các hoạt động của con người. Điển hình như xả thải chất ô nhiễm, sử dụng quá mức chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, khai thác khoáng sản, phá rừng làm xói mòn đất… Tại nước ta, với tốc độ gia tăng các ngành công nghiệp, đô thị hóa cùng sự tăng lên chóng mặt của dân số khiến đất bị thu hẹp, suy thoái và ngày càng ô nhiễm.
Ô nhiễm ánh sáng
Hẳn nhiều người chưa biết đến loại ô nhiễm này nhưng đây là loại ô nhiễm gây tiêu tốn rất nhiều tài nguyên, làm rối loạn giấc ngủ và môi trường sống của con người. Cụ thể, ô nhiễm ánh sáng là tình trạng lạm dụng quá mức nguồn ánh sáng từ điện, điển hình ở các thành phố lớn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra ô nhiễm ánh sáng làm giảm khả năng tìm tòi học hỏi các hiện tượng thiên nhiên của trẻ, khi mà ánh sáng từ trăng, sao ngày càng bị hạn chế bởi sự lạm dụng ánh sáng điện.
Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn là khi tiếng ồn môi trường vượt mức quy định gây khó chịu cho cả con người và động vật. Tiếng ồn xuất phát từ phương tiện giao thông, các hoạt động khai thác ngoài trời. Chúng làm gia tăng tình trạng stress, gây căng thẳng thần kinh, làm giảm thính lực ở con người và ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Với động vật chúng làm giảm khả năng săn mồi sinh sống. Ở nước ta ô nhiễm tiếng ồn vẫn ở mức kiểm soát nhưng lâu dài sẽ gây ra hệ quả nghiêm trọng nếu không có phương án xử lý.
Ô nhiễm nhiệt
Ô nhiễm nhiệt xảy ra khi nhiệt độ môi trường gia tăng quá cao. Chủ yếu do hoạt động giao thông, xả thải, tốc độ đô thị hóa… của con người. Ô nhiễm nhiệt khiến sức khỏe con người bị ảnh hưởng, gây sốc nhiệt, mất nước, khó chịu…
Ô nhiễm tầm nhìn
Xem thêm : Cách làm bánh bao nhân thịt đơn giản tại nhà
Ô nhiễm tầm nhìn nghĩa là không gian, môi trường sống của chúng ta không phù hợp, cản trở tầm nhìn bởi các nhà cao tầng… Loại ô nhiễm này gây khó chịu, ức chế cho con người, cản trở tầm nhìn gia tăng tai nạn giao thông.
Làm thế nào để khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường?
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp thiết cần được xử lý, bởi càng ngày mức độ ô nhiễm càng gia tăng. Tuy nhiên để khắc phục thì không phải là câu chuyện dễ dàng. Nhiều tổ chức, đơn vị, các quốc gia đã có nhiều chính sách, quy định để giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường, tuy nhiên nhìn chung vẫn chưa đạt hiệu quả.
Nguyên nhân xuất phát vẫn từ ý thức của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trong cộng đồng. Dưới đây là những biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà mỗi người, mỗi doanh nghiệp, tổ chức cần chú ý thực hiện.
- Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để không ảnh hưởng đến nguồn nước
- Không xả rác bừa bãi, phân loại rác trước khi xử lý
- Hạn chế sử dụng nhựa và chế phẩm từ nhựa
- Xử lý rác thải khoa học
- Tiết kiệm điện
- Sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên
- Sử dụng nhiều sản phẩm hữu cơ
- Trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc
- Đầu tư các trang thiết bị bảo vệ môi trường hiện đại
- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo đúng tiêu chuẩn quốc tế
- Nâng cao nghiệp vụ của đội quản lý và bảo vệ môi trường
- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra môi trường để nhận định sớm về các tình trạng ô nhiễm
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp về phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường
- Nâng cao ý thức của người dân, tuyên truyền phương thức phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, nguồn ô nhiễm chính đến từ nguồn chất thải, nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, các bệnh viện, khu đô thị, nhà hàng, khách sạn, các trung tâm thương mại… Chính vì vậy, mỗi nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư… cần có hệ thống xử lý nước thải triệt để trước khi thải ra môi trường nhằm giảm thiểu các tác động nguy hại cho môi trường và sức khỏe của con người.
Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp quý đọc giả hiểu được ô nhiễm môi trường là gì, có bao nhiêu loại ô nhiễm cũng như chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng cách thay đổi những hành vi nhỏ nhặt nhất mỗi ngày.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc – Đồng Thị Tú Anh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp