Cơ quan tiến hành tố tụng gồm những cơ quan nào?
Bạn đang xem: Cơ quan tiến hành tố tụng gồm những cơ quan nào?
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
1. Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự
1.1. Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm những cơ quan nào?
Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm những cơ quan sau:
Xem thêm : Nước Giặt Dnee Cho Bé Loại Nào Thơm Nhất
– Tòa án;
– Viện kiểm sát.
1.2. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng dân sự
Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng dân sự theo Điều 13 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
– Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
– Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
Xem thêm : Bằng xe hạng C là gì? Có thể lái những loại xe nào?
– Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
– Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
2.1. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gồm những cơ quan nào?
Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 gồm các cơ quan như sau:
– Cơ quan điều tra;
– Viện kiểm sát;
– Tòa án.
2.2. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
Theo Điều 17 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự như sau:
– Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.
– Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng hành chính
3.1. Cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm những cơ quan nào?
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm những cơ quan như sau:
Xem thêm : Nước Giặt Dnee Cho Bé Loại Nào Thơm Nhất
– Tòa án;
– Viện kiểm sát.
3.2. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng hành chính
Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng hành chính được quy định tại Điều 22 Luật Tố tụng hành chính 2015 như sau:
– Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
– Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
– Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
– Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
– Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan có người có hành vi vi phạm pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Quốc Đạt
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp