Chi đoàn là tổ chức thuộc Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về điều kiện tối thiểu để thành lập chi Đoàn là gì? Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?
Bạn đang xem: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì
Thế nào là chi Đoàn?
Chi Đoàn là tế bào của tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nơi tập hợp thanh thiếu niên, là hạt nhân nòng cốt cho sự đoàn kết của Đoàn.
Chi Đoàn là đơn vị của tổ chức cơ sở Đoàn, sinh hoạt mỗi tháng 1 lần và có thể thành lập các phân Đoàn. Ở những nơi vùng sâu vùng xa, miền núi những nơi có đoàn viên phân tán trên địa bàn rộng sẽ được sinh hoạt định kỳ 03 tháng một lần.
Chi đoàn tập hợp ít nhất 30 đoàn viên và 02 chi Đoàn thì đủ điều kiện thành lập được Đoàn cơ sở.
Một số điều kiện để thành lập chi đoàn
Đơn vị có 03 thành viên trở lên sẽ đủ điều kiện tối thiểu để thành lập chi Đoàn, các thanh niên phải đủ tiêu chí như sau:
Thứ nhất: thanh niên nằm trong khoảng từ 16-30 tuổi.
Thứ hai: mỗi người cần tích cực học tập, lao động bảo vệ Tổ quốc.
Thanh niên luôn luôn phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc. Mỗi thanh niên để trở thành đoàn viên cần tích cực học tập, lao động làm theo tấm gương của Bác, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện tốt các nhiệm vụ gắn bó với thanh niên.
Thứ ba: mỗi người đều đã tìm hiểu về Đoàn và điều lệ của Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức của cơ sở Đoàn.
Thứ tư: Mỗi chủ thể cần có lai lịch rõ ràng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.
Điều kiện tối thiểu thành lập chi đoàn là cần phải có đủ số lượng đoàn viên theo đúng quy định của điều lệ Đoàn. Trong trường hợp không đủ đoàn viên thì Đoàn cấp trên có trách nhiệm giới thiệu đoàn viên đến cơ sở Đoàn phù hợp. Chi đoàn có thể thành lập các phân đoàn khác nhau.
Hướng dẫn trình tự, thành lập chi đoàn mới nhất
Thành lập 1 chi đoàn áp dụng đối với các đơn vị có đủ tiêu chuẩn, tuân theo quy định của Điều lệ Đoàn và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn.
Bước 1: Công văn được cấp uỷ Đảng hoặc lãnh đạo của đơn vị gửi về tổ chức Đoàn có thẩm quyền. Công văn và hồ sơ thành lập gồm:
Công văn đề nghị thành lập tổ chức Đoàn tại đơn vị
Đề án thành lập tổ chức cơ sở đoàn
Dự thảo phương hướng hoạt động trong thời gian lâm thời
Danh sách trích ngang Ban Chấp hành lâm thời dự kiến
Danh sách tổng hợp Đảng viên, Đoàn viên, Đoàn viên ưu tú (nếu có)
Bước 2: Đoàn cấp trên có trách nhiệm tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ, phối hợp thống nhất với lãnh đạo đơn vị và Tổ chức Đoàn có thẩm quyền để chuẩn bị thành lập.
Bước 3: Tổ chức thực hiện buổi lễ ra mắt và trao quyết định thành lập cho các đơn vị.
Lưu ý: Các cấp bộ Đoàn có trách nhiệm rà soát nắm giữ tình hình đoàn viên, thanh niên tại đơn vị, địa phương. Nắm bắt kịp thời các đơn vị đủ điều kiện thành lập tổ chức Đoàn, chủ động tiếp cận với các lãnh đạo và hướng dẫn các hồ sơ thủ tục để thành lập tổ chức Đoàn ở đơn vị.
Sau khi các tổ chức Đoàn thành lập, đơn vị ra quyết định thành lập phải hướng dẫn cơ sở Đoàn mới thực hiện hồ sơ khắc con dấu theo đúng quy định đề ra.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi Đoàn là cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 5 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quy định về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ như sau:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ:
Xem thêm : 3 cách đăng ký sim VinaPhone chính chủ online [mới nhất 2023]
Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra; giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định theo Hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Chấp hành. Ở cấp Trung ương, số lượng Bí thư Trung ương Đoàn không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Thường vụ.
Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
Theo đó, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy theo quy định của pháp luật.
Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra; giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra.
Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định theo Hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Chấp hành. Ở cấp Trung ương, số lượng Bí thư Trung ương Đoàn không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Thường vụ.
Hệ thống tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gồm bao nhiêu cấp?
Theo Điều 6 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quy định về hệ thống tổ chức của Đoàn như sau:
Điều 6:
Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:
– Cấp Trung ương.
– Cấp tỉnh và tương đương.
– Cấp huyện và tương đương.
– Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
Việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể một tổ chức Đoàn do Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định.
Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định cụ thể về phân cấp trong hệ thống tổ chức của Đoàn.
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gồm có 4 cấp, cụ thể:
– Cấp Trung ương.
– Cấp tỉnh và tương đương.
– Cấp huyện và tương đương.
– Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
Việc bầu cử của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thực hiện dưới hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 8 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quy định về việc bầu cử của Đoàn như sau:
Điều 8:
Việc bầu cử của Đoàn được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết. Riêng bầu Ban Chấp hành và các chức danh trong Ban Chấp hành; Ủy ban Kiểm tra và các chức danh trong Ủy ban Kiểm tra; đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Danh sách bầu cử phải được đại hội, hội nghị đại biểu thảo luận và thông qua bằng biểu quyết.
Khi bầu cử, phải có trên một phần hai (1/2) số người có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử. Trường hợp số người có số phiếu trên một phần hai (1/2) nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy những người có số phiếu cao hơn. Nếu kết quả bầu cử có nhiều người có số phiếu trên một phần hai (1/2) và bằng phiếu nhau nhưng nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại trong số người bằng phiếu đó; người trúng cử là người có số phiếu cao hơn, không cần phải trên một phần hai (1/2). Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu nữa hay không do đại hội hoặc hội nghị quyết định.
Xem thêm : 10 loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu nghiệm nhất
Đại hội chi đoàn và Đại hội Đoàn các cấp được trực tiếp bầu Bí thư khi được sự đồng ý của Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy Đảng cùng cấp.
Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định nguyên tắc, thủ tục, quy trình bầu cử.
Nếu bầu cử không đúng nguyên tắc, thủ tục quy định thì phải tổ chức bầu lại.
Từ quy định trên, có thể thấy việc bầu cử của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thực hiện dưới hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết.
Tuy nhiên, đối với trường hợp bầu Ban Chấp hành và các chức danh trong Ban Chấp hành; Ủy ban Kiểm tra và các chức danh trong Ủy ban Kiểm tra; đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Tuổi đoàn viên là bao nhiêu tuổi? Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi Đoàn?
Theo khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa X thì thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn. Đồng thời, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa X quy định về tuổi đoàn viên như sau:
Đoàn viên quá 30 tuổi, chi đoàn làm lễ trưởng thành Đoàn; nếu có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn, chi đoàn xem xét, quyết định, nhưng không quá 35 tuổi.
Đoàn viên quá 30 tuổi nếu được bầu cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn hoặc làm công tác chuyên trách thì tiếp tục hoạt động trong tổ chức Đoàn.
Như vậy, tuổi đoàn viên là từ 16 tuổi đến 30 tuổi hoặc tối đa 35 tuổi trong trường hợp có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn, chi đoàn xem xét, quyết định; trừ trường hợp được bầu cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn hoặc làm công tác chuyên trách thì tiếp tục hoạt động trong tổ chức Đoàn.
Độ tuổi xét kết nạp vào Đoàn:
Theo Hướng dẫn 22 HD/TWĐTN ngày 28/6/2013 quy định về điều kiện trình độ học vấn để được kết nạp vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, người được kết nạp cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
– Điều kiện độ tuổi và trình độ học vấn:
Tại thời điểm xét kết nạp, người được kết nạp vào Đoàn tuổi từ 16 (từ đủ 15 tuổi + 1 ngày) và không quá 30 tuổi.
Người được kết nạp vào Đoàn tối thiểu có trình độ tiểu học. Đối với thanh niên là những người dân tộc thiểu số, người đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì vận dụng linh hoạt.
– Xét kết nạp đoàn viên trong một số trường hợp:
Trường hợp thanh niên có nguyện vọng vào Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức, có tín nhiệm với thanh niên, nhưng có bố mẹ, anh, chị, em ruột đang bị giam giữ, trước khi xét kết nạp phải xin ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp.
Trường hợp thanh niên làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức ở nơi cư trú, có tín nhiệm với thanh niên và có nguyện vọng vào Đoàn thì chi đoàn nơi cư trú xét, đề nghị, ban chấp hành Đoàn xã, phường, thị trấn ra quyết định chuẩn y kết nạp.
Chúng ta thể biết rằng, khi một cá nhân muốn được gia nhập đoàn trước hết cá nhân ấy phải ở trong lứa tuổi là 16 tuổi đến 30 tuổi. Đồng thời như đã chỉ rõ tại phần 1 thì vấn đề rèn luyện và tiếp thu thêm đạo đức thế nào cho đúng với yêu cầu đưa ra của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một trong các việc hết sức cần thiết để một cá nhân muốn trở thành đoàn viên phải làm. Do đó, cá nhân cần đạt được các tiêu chuẩn dưới đây sẽ trở thành một đoàn viên thanh niên ưu tú như:
Một là, trở thành một đảng viên gương mẫu, thực hiện nghiêm túc các qui định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, tích cực tham gia mọi phong trào để góp phần bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; chấp hành.
Hai là, cá nhân ấy phải được ghi nhận với danh xưng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Ba là, cá nhân khi muốn trở thành đoàn viên đoàn thanh niên thì cần phải tích cực phấn đấu, rèn luyện nhằm nâng cao về cả trí tuệ và đạo đức, không ngừng tu dưỡng, học tập, sáng tạo để ngày một tiến bộ hơn nữa.
Bốn là, cá nhân khi muốn trở thành đoàn viên đoàn thanh niên thì cần phải tích cực học tập, lao động để làm giàu cho mình, gia đình và góp phần vào đưa đất nước ngày một phát triển vững mạnh hơn.
Năm là, cá nhân khi muốn trở thành đoàn viên đoàn thanh niên thì cần phải làm xuất sắc những nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước, gia đình.
Sáu là, cá nhân khi muốn trở thành đoàn viên của thanh niên thì cần phải là tấm gương sáng trong đạo đức giúp cho người xung quanh làm theo.
Bảy là, cá nhân khi muốn trở thành đoàn viên đoàn thanh niên thì cần phải tích cực tham gia kêu gọi mọi thiếu niên, nhi đồng tham gia rèn luyện phẩm chất đạo đức thật tốt đẹp để được có vinh dự bước vào hàng ngũ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, góp phần làm cho đất nước ngày một tiến bộ và giàu mạnh.
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp