1. Cơ quan có thẩm quyền là gì?
Thẩm quyền là tổng thể các quyền và nghĩa vụ được trao cho các chủ thể nhất định để áp dụng giải quyết các vấn đề cụ thể nào đó trong phạm vi quản lý của họ.
Mỗi chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức chỉ được giao những thẩm quyền và được thực hiện các thẩm quyền đó trong phạm vi nhất định. Và nội dung thẩm quyền của tất cả các chủ thể trong tất cả các lĩnh vực thì đều phải do pháp luật quy định, không một chủ thể nào được quyền tạo ra “thẩm quyền riêng” mà vượt ra khỏi phạm vi pháp luật quy định.
Bạn đang xem: Cơ quan có thẩm quyền là gì? Thế nào là cơ quan, tổ chức, cấp có thẩm quyền?
Đây không chỉ là quyền của các chủ thể mà nó còn là nghĩa vụ, bắt buộc phải thực hiện bằng hành vi trên thực tế.Việc xác định thẩm quyền giải quyết rất quan trọng, tránh gây chồng chéo, giải quyết sai thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền là các cơ quan được nhà nước và pháp luật trao cho những quyền nhất định để thực hiện những nhiệm vụ được giao của mình, trong phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan sẽ ban hành những quyết định, phương hướng giải quyết các vấn đề cần triển khai thực hiện, hay còn tồn đọng vấn đề cần đưa ra giải pháp khắc phục hoặc ban hành ra các thông báo, văn bản để chỉ thị cấp dưới công việc…
Cơ quan có thẩm quyền phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật.
Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều các cơ quan nhà nước được trao thẩm quyền, chủ yếu phụ thuộc vào chức năng và nhiệm vụ khác nhau của từng cơ quan để trao thẩm quyền giải quyết công việc. Và một cơ quan thì có thể sẽ được trao cho nhiều thẩm quyền khác nhau
Ví dụ:
– Cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động xét xử là Tòa án
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực lao động bao gồm: Tòa án nhân dân, Trung tâm trọng tài, Ủy ban nhân dân cấp huyện, hòa giải viên thuộc Phòng Lao đông thương binh vã xã hội
– Thẩm quyền điều tra đối với những vụ án trong lĩnh vực hình sự thuộc về các cơ quan như: Cơ quan điều tra thuộc Công an nhân dân, cơ quan điều tra thuộc Quân đội nhân dân,…
2. Các loại thẩm quyền:
Hiện nay chưa có căn cứ pháp luật nào quy định cụ thể về các loại phẩm quyền ở Việt Nam. Trên thực tế tùy thuộc vào các đối tượng khác nhau mà thẩm quyền cũng được chia ra làm nhiều loại khác nhau
– Nếu xét trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì thẩm quyền sẽ được phân ra theo tên gọi của từng cơ quan, tổ chức khác nhau như:
+ Thẩm quyền của Uỷ Ban nhân dân
+ Thẩm quyền của Tòa án nhân dân
+ Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân
+ Thẩm quyền của Cơ quan điều tra
+ Thẩm quyền Chính phủ
Xem thêm : Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
+ Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân
+ Thẩm quyền của Quốc hội…
– Trong mỗi cơ quan, tổ chức thì thẩm quyền lại được xác theo các chức vụ, chức danh khác nhau để bảo kịp thời giải quyết công việc như:
+ Thẩm quyền của Chủ tịch nước
+ Thẩm quyền của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao/ Tòa án nhân dân cao cấp….
+ Thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh/thành phố/huyện…
+ Thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã. UBND Huyện,…
– Nếu xét trong các công việc, lĩnh vực cụ thể thì thẩm quyền sẽ được chia ra thành các loại như:
+ Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực như đất đai, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Thẩm quyền giải quyết việc dân sự
+ Thẩm quyền xét xử
+ Thẩm quyền khởi tố vụ án…
3. Căn cứ thẩm quyền là gì?
Thẩm quyền là tổng thể các quyền và nghĩa vụ được trao cho các chủ thể nhất định để áp dụng giải quyết các vấn đề cụ thể nào đó trong phạm vi quản lý của họ.
Mỗi chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức chỉ được giao những thẩm quyền và được thực hiện các thẩm quyền đó trong phạm vi nhất định. Và nội dung thẩm quyền của tất cả các chủ thể trong tất cả các lĩnh vực thì đều phải do pháp luật quy định, không một chủ thể nào được quyền tạo ra “thẩm quyền riêng” mà vượt ra khỏi phạm vi pháp luật quy định.
Bạn đang xem: Cơ quan có thẩm quyền là gì? Thế nào là cơ quan, tổ chức, cấp có thẩm quyền?
Đây không chỉ là quyền của các chủ thể mà nó còn là nghĩa vụ, bắt buộc phải thực hiện bằng hành vi trên thực tế.
Việc xác định thẩm quyền giải quyết rất quan trọng, tránh gây chồng chéo, giải quyết sai thẩm quyền.
Hiện nay ở nước ta thì căn cứ thẩm quyền đều đã được quy định rất rõ ràng, cụ thể trong từng luật chuyên ngành, để đảm bảo việc chủ thể thực hiện đúng thẩm quyền của mình, không nhầm lẫn hay trốn tránh nhiệm vụ của mình
Xem thêm : Tư liệu văn kiện Đảng
Căn cứ thẩm quyền còn được sử dụng để làm căn cứ xử phạt đối với những cá nhân, tổ chức được pháp luật trao thẩm quyền mà lại không thực hiện đúng
Ví dụ hiện nay thẩm quyền của một số chủ thể được quy định ở những văn bản quy phạm pháp luật như:
– Thẩm quyền của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
– Thẩm quyền của Quốc hội hiện nay được quy định chủ yếu trong Hiến pháp 2013
– Thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ được quy định trong Luật tổ chức chính phủ 2015…
4. Trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà nước:
Trách nhiệm giải trình theo định nghĩa của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) là trách nhiệm và nghĩa vụ của Chính phủ trong việc thông tin với các công dân về các quyết định ban hành cũng như chịu trách nhiệm về các hoạt động và thực thi quyền lực của chính phủ và các viên chức nhà nước. Ý kiến khác cho rằng, khái niệm trách nhiệm giải trình thực chất gắn liền với khái niệm đại diện. Trách nhiệm giải trình bắt nguồn từ chế độ dân chủ đại diện, đây là sự cam kết mà các chính trị gia thiết lập với công dân, là trách nhiệm định kỳ của các chính trị gia đối với cử tri, những người đã lựa chọn họ. Một chính quyền có trách nhiệm giải trình là khi các thể chế đưa ra buộc các cơ quan của chính quyền đó phải có trách nhiệm công khai, chứng minh và thậm chí có thể bị xử phạt liên quan đến các quyết định của chính quyền.
Theo TS. Phạm Hồng Quang, trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính nhà nước là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước (thuộc hệ thống hành pháp) và cán bộ, công chức thuộc hệ thống cơ quan này, chủ động thực hiện việc giải trình hoặc phải thực hiện nhiệm vụ giải trình khi bị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan yêu cầu, nhằm cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó, qua đó nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân.
– Về chủ thể giải trình gồm:
(1) chủ thể có trách nhiệm giải trình là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của mình phải làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi của cơ quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước ở đây có thể là trách nhiệm giải trình chính trị hoặc giải trình hành chính và được thực hiện theo hai hình thức (i) chủ động giải trình – công khai thông tin và (ii) giải trình bị động – khi có yêu cầu của tổ chức, công dân. Chú ý: Người giải trình là người đứng đầu cơ quan nhà nước hoặc người được người đứng đầu cơ quan nhà nước ủy quyền thực hiện việc giải trình.
(2) Chủ thể yêu cầu giải trình là các tổ chức, công dân. Phạm vi chủ thể thực hiện trách nhiệm giải trình sẽ được xác định tương ứng với từng loại trách nhiệm giải trình. Trong hoạt động của bộ máy công quyền thì trách nhiệm giải trình thuộc về các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực thi quyền lực công. Bởi vì, các cơ quan, tổ chức, cá nhân này khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao được sử dụng quyền lực nhà nước và các quyết định được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
– Về nội dung giải trình
Nội dung giải trình là những thông tin hoặc vấn đề cụ thể mà các chủ thể có trách nhiệm giải trình phải chuẩn bị và trả lời với cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý cấp trên hoặc với các đối tượng quản lý có liên quan (tổ chức, công dân). Hay nói cách khác, nội dung giải trình của cơ quan nhà nước là các thông tin có liên quan đến quyết định, hành vi của “mình” trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao mà theo quy định của pháp luật phải giải trình hoặc khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó. Đối với những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết/quản lý, Thủ tướng, Bộ trưởng thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
– Về hình thức, cách thức giải trình
+ Giải trình chủ động là các cơ quan nhà nước chủ động báo cáo, thông tin hoặc chủ động công khai các thông tin liên quan đến hoạt động của mình đến cơ quan, người có thẩm quyền hoặc đối với xã hội. Ví dụ, chủ động công khai các thông tin có liên quan khi ban hành quy định mới, thủ tục mới, chuẩn mực, định mức mới hoặc khi có sự thay đổi trong các quy định, thủ tục, chuẩn mực, định mức đó hoặc khi xảy ra những “sự cố” thuộc trách nhiệm quản lý của mình… Phương thức giải trình này nhằm đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trước toàn xã hội và thể hiện sự tôn trọng đối với nhân dân, là người chủ đích thực của quyền lực nhà nước.
+ Giải trình bị động (giải trình khi được yêu cầu) là việc các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin theo yêu cầu của các chủ thể có liên quan để giải trình về hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Như vậy, khác với giải trình chủ động, giải trình theo yêu cầu được thực hiện khi xuất hiện yêu cầu giải trình của chủ thể có quyền yêu cầu giải trình (có thể xuất phát từ người dân, cơ quan hoặc tổ chức trong xã hội). Trường hợp giải trình theo yêu cầu được thực hiện và tuân thủ theo những quy định chặt chẽ về điều kiện, trình tự, thủ tục yêu cầu, việc thực hiện yêu cầu giải trình.
Kết luận: Tuy đây được coi là những quyền đã được pháp luật công nhận và được đảm bảo thực hiện mà không ai được hạn chế, nhưng không phải vì vậy mà các chủ thể có thẩm quyền được thực hiện các quyền này một cách bừa bãi, thực hiện với mục đích riêng. Việc thực hiện các quyền này phải nằm trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp