1. Ung thư bàng quang là gì?
Bàng quang có cấu tạo tương tự một chiếc túi rỗng nằm ở bụng dưới, có nhiệm vụ chứa nước tiểu thải ra từ thận. Ung thư bàng quang là tình trạng tăng sinh của các tế bào bất thường dần tạo thành những khối u ác tính ở bàng quang.
Bạn đang xem: Tin tức
Ung thư bàng quang là bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe
Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh lý ung thư bàng quang có tỷ lệ chữa trị thành công cao. Thế nhưng, một số trường hợp khác vẫn bị tái phát sau khi đã hoàn tất điều trị. Chính vì vậy, những bệnh nhân bị ung thư bàng quang cần duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các xét nghiệm tầm soát thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh lý.
2. Nguyên nhân hình thành ung thư bàng quang
2.1. Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại
Việc tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại thường xuyên là nguy cơ hàng đầu gây nên bệnh lý ung thư bàng quang nói riêng và những loại ung thư khác nói chung. Trong đó, các loại hóa chất có khả năng chuyển hóa tryptophan thường được dùng trong các lĩnh vực như sơn, dệt, may mặc, cao su… càng làm tăng khả năng bị ung thư bàng quang.
2.2. Thường xuyên hút thuốc
Thuốc lá cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang cao gấp 2 đến 3 lần so với những trường hợp không hút thuốc. Tuy nhiên, những người hít phải khói thuốc lá gián tiếp cũng có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao hơn.
Xem thêm : Hạt Nhân Của Phép Biện Chứng Duy Vật, Phép Biện Chứng Duy Vật
Thuốc lá cũng là một tác nhân làm tăng rủi ro bị ung thư bàng quang
2.3. Sử dụng các loại nước có chứa Asen
Uống nhiều các loại đồ uống có hàm lượng Asen cao cũng nâng cao tỷ lệ mắc bệnh lý này. Không chỉ vậy, những loại ung thư khác như ung thư da hay ung thư phổi,… cũng có thể hình thành khi bị ngộ độc Asen trong thời gian lâu dài.
2.4. Không cung cấp đủ lượng nước cần thiết
Khi cơ thể không được bổ sung đủ lượng nước cần có thì quá trình đào thải độc tố qua hệ bài tiết sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy, khả năng tích tụ cặn và các chất độc hại ở bàng quang cũng sẽ cao hơn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho các tế bào ở cơ quan này bị biến đổi và dễ hình thành nên các khối u ác tính.
2.5. Những yếu tố khác
- Dị tật bẩm sinh.
- Ung thư di căn từ các cơ quan khác.
- Do bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu tái lại nhiều lần, viêm bàng quang mạn tính,…
- Do dùng ống thông tiểu lâu ngày,…
Vì vậy, mọi người nên tạo thói quen thăm khám và tầm soát ung thư định kỳ để bảo vệ sức khỏe và phát hiện bệnh sớm (nếu có), từ đó có phương án điều trị kịp thời.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà dấu hiệu nhận biết ung thư bàng quang cũng sẽ khác nhau. Một số dấu hiệu cụ thể như:
3.1. Giai đoạn sớm
Các dấu hiệu điển hình trong giai đoạn đầu ung thư bàng quang bao gồm:
Triệu chứng bệnh lý tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh
- Tiểu ra máu: Người bệnh có thể đi tiểu ra máu từng đợt, toàn bãi, không bị đau,… do khối u ác tính đang phát triển với kích thước lớn dần. Khối u này sẽ chèn ép đến các niêm mạc bàng quang và gây nên hiện tượng chảy máu.
- Tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần hoặc đi tiểu không tự chủ: Nguyên nhân là vì bàng quang bị kích thích hoặc bị giảm thể tích do sự phát triển của các khối u. Lúc này, màu nước tiểu của người bệnh cũng bị sẫm hơn thông thường.
3.2. Giai đoạn muộn
Xem thêm : Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa – Trường Đại học Khoa học
Dấu hiệu ở giai đoạn muộn là:
- Bị đau nhức ở vùng hông lưng hoặc bị đau ở xương mu hạ vị.
- Cảm thấy đau nhức tầng sinh môn.
- Thường xuyên đau nhức xương khớp.
- Bị mệt mỏi và lười ăn.
- Những cơn đau xuất hiện không rõ nguyên nhân.
4. Vậy mắc ung thư bàng quang sống được bao lâu?
Ung thư bàng quang sống được bao lâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Tỷ lệ sống của từng trường hợp sẽ tùy thuộc vào giai đoạn mà bệnh được phát hiện và hiệu quả của quá trình điều trị. Bệnh lý khi được phát hiện sớm thì xác suất điều trị thành công sẽ càng cao và thời gian sống cũng được kéo dài. Vậy nên, khả năng chữa khỏi bệnh ung thư bàng quang sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Ung thư bàng quang sống được bao lâu: Thời gian sống phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh và điều trị
- Bệnh ở giai đoạn đầu: Khi khối u vẫn còn nhỏ thì việc điều trị cũng đơn giản hơn. Khoảng 95% người bệnh có tỷ lệ kéo dài sự sống sau 5 năm.
- Bệnh ở giai đoạn 2: Đây là thời điểm các tế bào ung thư tấn công đến các mô ở dưới lớp lót bàng quang. Tỷ lệ khoảng 69% người bệnh có thể sống được trên 5 năm.
- Bệnh ở giai đoạn 3: Lúc này quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Chỉ khoảng 46% người bệnh có thời gian sống hơn 5 năm.
- Bệnh ở giai đoạn cuối: Thời điểm này các tế bào ung thư đã di căn đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Chỉ có 15% người bệnh có thể sống được 5 năm.
5. Những biện pháp phòng ngừa ung thư bàng quang
Để phòng ngừa ung thư bàng quang, bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thói quen sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa ung thư
- Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc để không hít khói thuốc thụ động.
- Cần kiểm tra nguồn nước sinh hoạt, nên trang bị máy lọc nước để lọc bỏ các chất độc hại và cả những kim loại nặng ra khỏi nguồn nước.
- Cần bổ sung ít nhất khoảng 2 lít nước/ngày để đảm bảo hoạt động đào thải và bài tiết các độc tố có hại ra bên ngoài thuận lợi.
- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cần thiết khi làm việc, đặc biệt với những người phải làm trong môi trường nhiều hóa chất.
- Duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư 1 năm khoảng 1 đến 2 lần.
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng.
Trên đây, bài viết đã cập nhật cho bạn đọc những thông tin cho câu hỏi ung thư bàng quang sống được bao lâu. Đây là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của người bệnh. Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Ung bướu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp