Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nào?

Khái niệm cơ quan quản lý nhà nước

Để một quốc gia có thể vững mạnh và phát triển không thể xem nhẹ tầm quan trọng của các cơ quan nhà nước. Vậy chúng ta cần hiểu cơ quan quản lý nhà nước. Khái niệm cơ quan nhà nước được quy định như sau:

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đất nước của dân do dân vì dân. Cơ quan quản lý có ý nghĩa trong việc quản lý, làm chủ đất nước của người dân.

Cơ quan nhà nước là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chuyên nghiệp, có chức năng điều hành xã hội trên cơ sở, các cơ quan này được thiết lập nhằm thực thi và kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

Tuỳ thuộc vào vị trí của mình, từng cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước được pháp luật giao những quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng thay mặt nhà nước điều hành xã hội trên phạm vi lãnh thổ, ngành, lĩnh vực theo thẩm quyền luật định. Các quyền hạn và nhiệm vụ cơ bản của cơ quan có chức năng quản lý nhà nước là: ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền do luật định; tổ chức, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ trên các lĩnh vưc thuộc thẩm quyền quản lý, thanh tra, kiểm tra công tác của cấp dưới; xử phạt hành chính theo thẩm quyền quản lý.

Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nào?

Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam hiện nay gồm có chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp từ tỉnh đến xã. Cụ thể Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nào? Các cơ quan này hiện nay được quy định như sau:

Tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, tĩnh chất mà các cơ quan nhà nước có nhiều cách phân loại khác nhau.

– Căn cứ vào cấp quản lý: Dựa vào cấp quản lý mà cơ quan nhà nước được chia thành 02 cấp là trung ương và địa phương. Theo đó, Chính phủ và các bộ, các cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lý nhà nước trung ương. Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.

– Căn cứ vào chức năng quản lý: Dựa vào chức năng quản lý, có thể phân chia thành các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và cơ quan quản lý nhà nước theo lãnh thổ.

Theo đó, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ. Các Bộ, cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lý nhà nước theo ngành hoặc theo lĩnh vực.

Các cơ quan quản lý theo lãnh thổ có thể xem là bộ não trong hệ thống quản lý, xe, xét, điều chỉnh mọi hành vi trong phạm vi quản lý của mình. Các cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực có nhiệm vụ hỗ trợ cơ quan quản lý theo lãnh thổ thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình.

Ở Việt Nam, Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, có chức năng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng,a n ninh và đối ngoại của nhà nước. Uỷ ban nhân dân các cấp có chức năng quản lý nhà nước trên phạm vi lãnh thổ địa phương, tổ chức điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của địa phương trên cơ sở chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Chi tiết liên hệ

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.