Cơ quan thuộc Chính phủ là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ (Hình từ Internet)
Bạn đang xem: Cơ quan thuộc Chính phủ là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
1. Cơ quan thuộc Chính phủ là gì?
Theo khoản 1 Điều 42 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 thì cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 10/2016/NĐ-CP thì cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ theo Điều 3 Nghị định 10/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 47/2019/NĐ-CP) như sau:
– Về chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch:
+ Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án quan trọng của cơ quan; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
+ Tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Về tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao:
+ Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành tiêu chí chất lượng và cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ công được Chính phủ giao theo quy định của pháp luật;
+ Công bố tiêu chuẩn cơ sở; ban hành quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, định mức kinh tế – kỹ thuật để triển khai các dịch vụ công được Chính phủ giao;
+ Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ công được Chính phủ giao theo đúng quy định của pháp luật;
Xem thêm : Thiết Kế Đồ Họa Thi Môn Gì? Tổ Hợp Môn Thi Ngành Thiết Kế Đồ Họa
+ Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các dịch vụ công đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
– Về hợp tác quốc tế:
+ Đề xuất việc ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế, tạm đình chỉ việc thực hiện điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;
+ Ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ theo quy định của pháp luật;
+ Tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
– Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Về chế độ thông tin, báo cáo:
+ Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực được giao;
+ Thực hiện chế độ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
– Về tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động
+ Đề nghị Bộ được Chính phủ phân công trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ;
Xem thêm : Tại sao các quốc gia cần quan tâm bảo vệ môi trường
+ Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cấp phó của cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật người đứng đầu và cấp phó của các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật; quy định thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Quản lý công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật;
+ Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong hoạt động của cơ quan;
+ Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;
+ Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định của pháp luật”.
– Về quản lý tài chính, tài sản:
+ Lập dự toán ngân sách hằng năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm của cơ quan để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ chế tài chính, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách của cơ quan trong lĩnh vực được giao;
+ Thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước giao.
– Được giao thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp