Cơ quan thường trực của Quốc hội là cơ quan nào?

Nhiệm Kỳ Quốc Hội
Nhiệm kỳ quốc hội bao nhiêu năm theo quy định hiện nay?

1. Chức năng của Quốc hội

Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn, khái quát hơn về chức năng của Quốc hội trên ba phương diện: Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

– Về thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp: Hiến pháp năm 2013 đã có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền lập hiến, quyền lập pháp, trong đó quy định “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp”.

– Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội chỉ quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của nhà nước; quyết định đại xá,…

– Về giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Đây là hoạt động mang tính chất chính trị, thể hiện ý chí của cử tri và là một trong những tiêu chí để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Vị trí pháp lý của Quốc hội còn được thể hiện rõ trong các mối quan hệ giữa Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.

Cùng với sự phân công rành mạch chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước còn được thực hiện thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, tránh lấn sân, chồng chéo, mâu thuẫn khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó.

Để tăng cường quan hệ phối hợp trong việc thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, Hiến pháp năm 2013 khẳng định Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp.

Theo đó, sự phối hợp, kiểm soát hoạt động của Quốc hội cũng được thể hiện trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ này, theo hướng việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp không chỉ riêng Quốc hội thực hiện mà còn dựa trên ý kiến đề nghị của “Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội”.

2. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội được quy định như thế nào?

Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là bốn mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì Quốc hội có cơ cấu tổ chức bao gồm:

– Lãnh đạo Quốc hội bao gồm Chủ tịch Quốc hội và các Phó chủ tịch Quốc Hội;

– Ủy ban thường vụ Quốc hội;

– Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội;

– Đoàn đại biểu Quốc hội;

– Tổng thư ký Quốc hội;

– Văn phòng quốc hội;

– Các cơ quan thuộc ủy ban thường vụ quốc hội.

Đây là các cơ quan của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hội đồng Dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

3. Cơ quan thường trực của Quốc hội

Cơ quan thường trực của Quốc hội là cơ quan nào? Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch.

Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ.

Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.

Nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội

– Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

– Lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

– Chủ tọa hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức.

– Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi cần thiết.

– Giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.

– Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội.

– Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.

5. Giới thiệu dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ACC

Đến với ACC chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.

>>>Tại ACC cũng cung cấp Công văn 1379/BHXH-BT, mời bạn đọc tham khảo!!

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Cơ quan thường trực của Quốc hội là cơ quan nào?. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

Hotline: 1900.3330

Zalo: 0846967979

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

✅ Thủ tục: ⭕ Cụ thể – Chi tiết ✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói – Tận Tâm ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330