Trong quá trình xét xử vụ án, cơ quan và người tiến hành tố tụng dân sự là người cầm cân này mực, đưa ra phán xét dựa trên luật pháp và sự công bằng. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất, chức năng của hai chủ thể này cần đi sâu tìm hiểu một cách khách quan, sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số phân tích để làm rõ hơn về cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự trong tố tụng dân sự.
1. Cơ quan tiến hành tố tụng là gì?
Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước trong việc trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thủ tục tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. Các quyết định của cơ quan này có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải chấp hành.
Bạn đang xem: Cơ quan tiến hành tố tụng là gì? Cơ quan, người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự?
2. Người tiến hành tố tụng là gì?
Người tiến hành tố tụng là những người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Những người tiến hành tố tụng được thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết các vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thủ tục tố tụng. Những người tiến hành tố tụng được chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình đọc lập với các chủ thể khác và chỉ tuân theo pháp luật.
Thành phần
a) Cơ quan thiến hành tố tụng bao gồm:
+ Toà án nhân dân;
+ Viện kiểm sát nhân dân. (Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự)
b) Những người tiến hành tố tụng gồm có:
+ Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án;
+ Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên.(Khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự).
3. Trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự:
Theo Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự, ta có thấy trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự bao gồm bốn trách nhiệm cơ bản, đó là:
+ Cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
+ Cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
+ Cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
+ Người tiến hành tố tụng dân sự có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thì Toà án phải bồi thường cho người bị thiệt hại và người tiến hành tố tụng có trách nhiệm bồi hoàn cho Toà án theo quy định của pháp luật.
4. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng:
Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 46 BLTTDS và Điều 13 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP như sau:
Điều 46. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
Xem thêm : Rửa mặt bằng sữa chua không đường có tốt không? Trị mụn được không?
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
2. Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Điều 13. Về quy định tại Điều 46 của BLTTDS
1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLTTDS thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của đương sự (bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) trong vụ án dân sự.
Xem thêm : Mẹ và bé
2. Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự;
b) Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự;
c) Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự;
d) Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
3. Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 của BLTTDS thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế,…) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm việc,… mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế,…
Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên toà xét xử vụ án dân sự Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau hoặc nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ án dân sự có người thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó.
5. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan tiến hành tố tụng:
Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
Điều 26. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan tiến hành tố tụng
1. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm; phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Các cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có quyền kiến nghị và gửi các tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người có hành vi phạm tội.
Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.
Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
2. Cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài liệu có liên quan và kiến nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố vụ án hình sự.
3. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và phải trả lời kết quả giải quyết cho cơ quan nhà nước đã báo tin hoặc kiến nghị biết.
6. Đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng:
Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Người tham gia tố tụng là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ tòa án, cơ quan thi hành án trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
Theo quy định tại Điều 16 của Luật Tố tụng dân sự thì:
“Đảm bảo sự vô tư của những người tham gia tố tụng. Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư kí Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.
Như vây, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng sẽ không được tiến hành tố tụng khi có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ. Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định các căn cứ mà nếu thuộc các trường hợp đó thì họ phải từ chối tham gia hoặc bị thay đổi khi tiến hành tố tụng.
– Đối với người tiến hành tố tụng. Căn cứ chung quy định tại Điều 46 Bộ Luật Tố tụng dân sự:
“Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
Xem thêm : Rửa mặt bằng sữa chua không đường có tốt không? Trị mụn được không?
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
2. Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;”
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên, mỗi người tiến hành tố tụng lại có những nhiệm vụ, quyền hạn riêng nên căn cứ thay đổi những người tiến hành tố tụng ngoài các quy định chung tại Điều 46 Bộ luật Tố tụng dân sự thì pháp luật cũng có quy định riêng. Cụ thể:
– Đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 47 Bộ luật Tố tụng dân sựcũng phải từ chối tham gia hoặc sẽ bị thay đổi:
“1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 của Bộ luật này;
2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
3. Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;”
– Đối với Kiểm sát viên theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Tố tụng dân sự thì:
“Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 của Bộ luật này;
2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án.”
– Đối với Thư kí tòa án, theo quy định tại Điều 50 Bộ Luật Tố tụng dân sự thì:
“Thư ký Toà án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 của Bộ luật này;
2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án.”
– Đối với người tham gia tố tụng để đảm bảo cho sự vô tư của những người tham gia tố tụng thì đối với người tham gia tố tụng là phiên dịch, người giám định theo quy định tại Điều 68 và Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự thì:
Khoản 3 Điều 68: “ Người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này;
b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
Khoản 3 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
“ a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này; b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó; c) Họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên”.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp