1. Nguyên quán là gì?
Nguyên quán là gì? Quê quán là gì?
- Thành lập và điều động lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở trong Công ty Cổ Phần
- Vi sinh vật – vai trò của vi sinh vật trong thực tế đời sống
- Tác dụng của bột cần tây là gì? Uống bột cần tây có tốt không?
- Chạy Bộ 1km Giảm Bao Nhiêu Calo? Cách Giảm Calo Nhanh?
- 1 cái chân gà Trung Quốc bao nhiêu calo? Ăn có bị tăng cân?
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam do Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 1999:
Bạn đang xem: Nguyên quán là gì? Phân biệt với quê quán và trú quán?
– Nguyên quán là: “quê gốc, phân biệt với trú quán”;
– Quê quán là: “quê, nơi sinh trưởng, nơi anh em, họ hàng sinh sống lâu đời”.
Giải nghĩa như vậy là chưa rõ ràng.
Thế thì, để đưa ra kết luận chính xác, chúng ta cùng tìm hiểu qua một số quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này sau đây để rõ hơn vấn đề:
Trước đây Bộ Tư pháp và Bộ Công an có sự khác nhau. Thuật ngữ “nguyên quán” là do Bộ Công an đưa ra để yêu cầu người dân khai trong các giấy tờ do bộ này có thẩm quyền cấp như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu… Còn Bộ Tư pháp sử dụng thuật ngữ “quê quán” để yêu cầu người dân khai khi đi làm giấy khai sinh, lý lịch…
Trên thực tế, khái niệm nguyên quán chưa được định nghĩa một cách chính thức trong bất kỳ văn bản pháp luật nào nên có nhiều cách hiểu khác nhau.
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên quán được ghi theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.
Thường được hiểu là nơi mà người đó có nguồn gốc xuất xứ (thông thường là quê quán của ông, bà nội – trừ trường hợp không biết rõ thì có thể lấy theo quê quán của ông, bà ngoại).
Quê quán được hiểu là nơi sinh trưởng của người cha hoặc người mẹ. Đó là nơi mà người cha hoặc mẹ của cá nhân kê khai làm hộ tịch…đã ra đời. Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về cách xác định quê quán.
Theo khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:
“Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Như vậy, quê quán được xác định căn cứ vào quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha mẹ hoặc xác định theo tập quán. Cha và mẹ có thể thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn quê quán của con theo cha hoặc theo mẹ.
Trường hợp nếu cha, mẹ không thỏa thuận được với nhau về lựa chọn quê quán thì quê quán được sẽ được xác định theo tập quán. Thông thường, khi xác định quê quán theo tập quán, đa phần các địa phương ở Việt Nam sẽ xác định theo quê quán của cha, chỉ có một số ít xác định theo quê quán của mẹ.”
Trú quán là gì?
Trú quán là là nơi sinh sống thường xuyên của một người bất kỳ, được xác định theo cấp hành chính từ cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh, theo pháp luật cư trú của Việt Nam hiện tại ko có định nghĩa về trú quán mà chỉ có định nghĩa về nơi cư trú.
Theo đó tại Điều 12 Luật Cư trú quy định nơi cư trú của cá nhân là chỗ ở hợp pháp của người đó, nơi họ thường xuyên sinh sống, được xác định là nơi thường trú hoặc tạm trú. Như vậy, về bản chất thì trú quán là nơi cư trú của một công dân và được xác định là nơi người đó đăng ký thường trú hoặc nơi người đó.
Điều 2 Luật cư trú 2020.
Xem thêm : Phân biệt giữa trọng lượng và khối lượng trong ngành cân điện tử – CÂN ĐIỆN TỬ TIẾN ĐẠT 0906.300.149
8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;
9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
2. Hiện nay có dùng thuật ngữ nguyên quán nữa không?
+ Đối với sổ hộ khẩu: Đến ngày 30/11/2010 khi Bộ Công an ban hành Thông tư 52/2010/TT-BCA (tính đến nay thì Thông tư này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 35/2014/TT-BCA) thì trên sổ hộ khẩu gia đình mục nguyên quán theo quy định trước đó đã được thay bằng quê quán.
+ Đối với chứng minh nhân dân: Chính phủ ban hành Nghị định 170/2007/NĐ-CP sửa đổi mục “nguyên quán” thành “quê quán” so với quy định cũ trước đó.
Mãi đến ngày 19/11/2007, khi Chính phủ ban hành Nghị định 170/2007/NĐ-CP sửa đổi mục “nguyên quán” thành “quê quán” thì mới có sự thống nhất trong cách sử dụng thuật ngữ này trong các loại giấy tờ cá nhân giữ Bộ Công an và Bộ Tư pháp:
Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về Chứng minh nhân dân Nghị định 170/2007/NĐ-CP quy định về Chứng minh nhân dân
Điều 2. Chứng minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm rộng 53,98 mm, hai mặt chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có gía trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
Mặt trước :
Bên trái từ trên xuống là hình Quốc huy Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 1,9cm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 3 x 4 cm; thời hạn giá trị sử dụng Chứng minh nhân dân. Bên phải từ trên xuống : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ tên khai sinh; giới tính; tên thường gọi; sinh ngày, tháng, năm; nguyên quán; nơi thường trú.
Điều 2. Chứng minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
Mặt trước:
Bên trái, từ trên xuống: hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.
Mặc dù có sự thay đổi nguyên quán thành quê quán trên chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu nhưng tất cả những giấy tờ theo mẫu cũ có ghi nguyên quán vẫn có giá trị pháp lý (trừ trường hợp CMND hết hạn sử dụng), công dân vẫn được sử dụng bình thường trong các giao dịch dân sự, kinh tế.
3. Cách phân biệt nguyên quán và quê quán, trú quán dễ nhất:
Tên gọi và khái niệm
Theo tên gọi để phân biệt thì rất dễ phân biệt nguyên quán, quê quán và trú quán., khái niệm đã được trình bày ở trên
Định nghĩa theo giấy tờ
Dựa theo giấy tờ thì nguyên quán và quê quán được định nghĩa như sau:
Nguyên quán sẽ được ghi theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Nếu địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới của hiện tại.
Quê quán được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Quê quán và nguyên quán đều được hiểu là “quê”, nguồn gốc, xuất xứ của công dân. Tuy nhiên, nguyên quán và quê quán không giống nhau hoàn toàn. Nguyên quán được xác định sâu và xa hơn so với quê quán.
Trú quá căn cứ theo đăng ký tạm trú tạm vắng tại địa phương.
Căn cứ pháp lý
Tất cả những định nghĩa trên đều căn cứ vào Điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA và Luật Hộ tịch 2014.
Nguồn gốc của nguyên quán và quê quán
Bộ Công an sử dụng nguyên quán trong các giấy tờ về cư trú như Sổ hộ khẩu, Bản khai nhân khẩu, Giấy chuyển hộ khẩu… và chứng minh nhân dân. Còn quê quán được Bộ Tư pháp dùng trong Giấy khai sinh.
Ngay chính Bộ Công an cũng không có sự đồng nhất trong việc dùng 2 thuật ngữ này. Cụ thể,
Đối với sổ hộ khẩu:
– Từ ngày 20/01/2011, Thông tư 52/2010/TT-BCA có hiệu lực, trên sổ hộ khẩu mục nguyên quán được thay bằng quê quán;
– Từ ngày 28/10/2014, mục quê quán được đổi lại là nguyên quán theo Thông tư 36/2014/TT-BCA.
Đối với chứng minh nhân dân:
– Từ ngày 11/12/2007, Nghị định 170/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP, trên mẫu chứng minh nhân dân (9 số) mới không còn ghi nguyên quán mà được thay bằng quê quán.
4. Cách ghi quê quán trong giấy khai sinh:
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của bất kỳ một cá nhân nào, các thông tin trên giấy khai sinh sẽ liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các giấy tờ khác sau này, vì thế, nội dung trên giấy khai sinh cần phải được xác định chính xác theo quy định của pháp luật.
Đối với việc ghi quê quán trong giấy khai sinh, theo Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định: Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Ví dụ: Quê quán của bố là tại Lương Sơn – Hòa Bình, mẹ có quê quán tại Chương Mỹ – Hà Nội. Vậy khi đăng ký khai sinh cho bé, bố mẹ có thể thỏa thuận về quê quán cho con theo cha hoặc mẹ. Tức là bé có thể có quê quán tại Lương Sơn – Hòa Bình hoặc là Chương Mỹ – Hà Nội.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này còn có cách xác định nơi sinh cho bé, cụ thể cách ghi nơi sinh được quy định theo Khoản 3 Điều 31 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:
Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) thì ghi tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.
Trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế, bao gồm trường hợp sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường, trong trại tạm giam, trại giam hoặc tại địa điểm khác thì ghi địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh ra (ghi đủ 3 cấp đơn vị hành chính).
Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài thì Nơi sinh được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.
Trường hợp đăng ký lại khai sinh mà không xác định được đầy đủ thông tin về nơi sinh thì mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu sinh tại Việt Nam hoặc tên quốc gia nếu sinh ở nước ngoài (ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Hoa Kỳ).
Ví dụ: bé sinh tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì thì ghi rõ nơi sinh: bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp